Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để hạn chế bệnh nhân suy thận mạn tử vong vì Covid-19

Kinhtedothi - Hiện nay, mọi người dân đang lo lắng khi đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 2 tại Đà Nẵng có số trường tử vong do Covid-19 tăng "chóng mặt".
Phần lớn các trường hợp tử vong này đều có bệnh lý nền là suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (end stage renal disease) cần phải lọc máu chu kỳ. Ngoài con virus SARS-CoV-2 ra, bất cứ con virus hay vi khuẩn nào tấn công nhóm người này (thường gặp viêm phổi, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa...) sẽ kéo theo tình trạng bệnh của bệnh nhân xấu đi rất nhanh.
Đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng... rất khó điều trị và kết quả cuối cùng là tử vong. Tại sao lại như vậy, trước đó, nhiều chuyên gia đã có giải thích.
 
Trong đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 thứ 2 tại Đà Nẵng, cụ thể là các bệnh viện tại Đà Nẵng, nhất là Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, virus SARS-CoV-2 tấn công thẳng vào nhóm bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức Tích cực, Khoa Nội thận - Tiết niệu, đơn vị Thận nhân tạo đã khiến cho nhiều bệnh nhân nặng, đặc biệt là bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ nhiễm bệnh. Hai tuần đầu kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, ngày nào Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng công bố có thêm người bệnh suy thận mạn nhiễm SARS-CoV-2.
Ngày nào các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đều phải tiếp nhận bệnh nhân suy thận mạn nhiễm SARS-CoV-2 để điều trị và lọc máu tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, trong đó không ít bệnh nhân đã tử vong.
Trước tình hình đó, đoàn công tác đặc biệt của Bệnh viện Bạch Mai do GS Nguyễn Quang Tuấn chỉ đạo đã cùng Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng họp bàn, khảo sát, đánh giá và nhận thấy hiện tượng lây chéo trong bệnh viện ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ vẫn đang diễn ra.
Để chấm dứt hiện tượng lây chéo trong bệnh viện, giảm tới mức tối đa các trường hợp nhiễm mới SARS-CoV-2 có suy thận mạn, giảm thiểu các trường hợp nặng và đặc biệt là không để bệnh nhân Covid-19 tử vong thêm, ngoài giải pháp giảm tải cho tâm dịch, biện pháp giãn cách bệnh nhân suy thận mạn cần phải lọc máu khẩn trương được thực hiện.
Giãn cách bệnh nhân suy thận mạn cần phải lọc máu ở đây có nghĩa là: Chia các đối tượng bệnh nhân suy thận mạn thành nhiều nhóm nhỏ ngay từ nơi cách ly cho tới mỗi ca lọc máu trong bệnh viện. Giám sát không cho nhóm đối tượng này tiếp xúc gần với nhau từ nơi cách ly cho tới trong bệnh viện. Tạo các lối đi riêng từ nơi cách ly tới bệnh viện cho các đối tượng này. Phát hiện sớm, cách ly theo phân tầng nguy cơ lây nhiễm từ nơi cách ly cho tới trong bệnh viện. Cách ly tại cơ sở y tế điều trị Covid-19 các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 để điều trị và lọc máu.
Mặc dù chưa dám khẳng định sẽ không có thêm trường hợp suy thận mạn cần lọc máu nhiễm SARS-CoV-2, nhưng đã một tuần nay, Việt Nam chưa ghi nhận thêm trường hợp COVID-19 có suy thận mạn nào. Đây là một tín hiệu tích cực nhằm làm giảm thiểu số trường hợp mắc Covid-19 nặng và giảm/kìm hãm số trường hợp tử vong vì Covid-19.
Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh Covid-19!
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

02 Jul, 03:59 PM

Kinhtedothi - Thông tư số 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 5 điểm mới.

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

02 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/7, theo thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác. Đây là lần thứ 2 Bệnh viện triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng gồm tim, gan và giác mạc từ người cho chết não.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ