Để hơi thở của bạn được thơm tho
Bề mặt lưỡi là mầm mống phát sinh chủ yếu của các vi khuẩn có hại phá hủy răng, vì vậy vệ sinh lưỡi rất quan trọng. Thêm vào đó, chải răng thường xuyên là biện pháp phòng ngừa hôi miệng tự nhiên, giúp đánh bật hoàn toàn các mảng bám trên răng và nước nhầy.
Hôi miệng thường do nguyên nhân tại miệng và vùng lân cận như viêm nhiễm ở khoang miệng, mũi, xoang, phế quản; khô miệng kéo dài (do thuốc, do tuyến nước bọt hoạt động kém hoặc thở bằng miệng…); vệ sinh răng miệng kém; thói quen hút thuốc lá… Tình trạng hở van tâm vị cũng gây hôi miệng do mùi khó chịu từ dạ dày trào lên.
Hôi miệng có nhiều nguyên nhân:
Buổi sáng thức dậy bạn thấy hôi miệng: ban đêm lúc ta ngủ, các tuyến tiết nước bọt cũng "nghỉ ngơi, thư giãn". Nước miếng có thể coi là chất tẩy rửa của miệng, giúp miệng của ta luôn sạch sẽ. Thiếu nước miếng vi trùng trong miệng sinh sôi nảy nở, tạo mùi hôi.
Bạn bị khô miệng do bất cứ nguyên nhân nào như uống thuốc chống dị ứng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng phải há miệng ra thở khiến miệng thêm hôi. Miệng khô lâu ngày dễ gây sâu răng, nhiễm trùng, niêm mạc miệng thiếu nước và teo nhỏ.
Bạn gắn răng giả, cầu răng hoặc dụng cụ nha khoa khác trong miệng là nơi các vụn thức ăn trôi dạt vào ẩn náu. Những vụn thức ăn ấy sẽ lên men, thối rữa, làm mồi cho các vi trùng có sẵn trong miệng ăn nhậu, tạo mùi hôị.
Nếu có thể, ta tháo gỡ và chùi rửa răng giả, cầu răng... ngày một lần vào buổi tối, rồi ngâm chúng qua đêm trong nước sát trùng. Trường hợp của bạn có nhiều răng sâu, nên kiểm tra những răng còn lại, những khe kẽ có thể chính chúng là nguyên nhân gây hôi.
Hôi miệng tuổi già: do các tuyến nước miếng "lên lão" làm việc kém, miệng khô, người già uống ít nước nên miệng dễ bị hôi.
Người buồn rầu, bị stress nước miếng cũng không tiết nhiều nên dễ hôi miệng.
Có một cái tật của đàn ông không biết bạn có bị dính vào không. Đó là hút thuốc lá, thuốc lào. Loại gì cũng gây hôi.
Ăn những gia vị như hành tỏi cũng gây hôi miệng.
Hôi miệng do bệnh: trong đó chủ yếu là bệnh trong khoang miệng. Bệnh răng như sâu răng, viêm nha chu, viêm miệng, viêm lưỡi, viêm xoang, viêm phế quản, phế viêm đều làm hơi thở hôi. Trẻ nhỏ hay người lớn bị nấm candida albicans gây viêm niệm mạc miệng sẽ gây hôi. Còn nguyên nhân nữa là ung thư vòm họng, ung thư amiđan cũng làm miệng bị hôi.
Bệnh viêm bao tử không gây hôi miệng, nhưng nếu bị hội chứng trào ngược bao tử - thực quản do van ở vùng tâm vị đóng không kín thì mùi hôi trong bao tử sẽ "bay" lên miệng.
Bạn vẫn phải đi khám lại răng miệng để tìm ra thủ phạm gây hôi. Trong thời gian chờ đợi tôi bày bạn cách đỡ hao tiền mà hiệu quả: bn ra chợ mua chừng 200g hương nhu (rau thơm) rửa sạch bỏ vô nồi, đổ vào 1 lít nước và 2 muỗng muối ăn. Đun sôi, để lửa riu riu trong 30 phút. Dùng vải lọc bỏ bã rồi đổ nước vô chai thủynh sạch. Để chai nước này trong tủ lạnh, uống một ngụm to, ngậm càng lâu càng tốt sau đó nhổ đi. Ngày làm 6 lần như thế sẽ rất hữu hiệu. Nếu bạn không dùng hương nhu có thể dùng ngò gai, cũng làm như thế. Hy vọng bạn sẽ làm theo cách này và sẽ thấy "nhẹ mùi" ngay sau 1 ngày.
Để ngăn ngừa chứng hôi miệng bạn nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra bạn cũng nên uống bổ sung các vitamin nhóm B và C, cả khoáng chất kẽm cũng rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng.
Bạn không nên ăn những thực phẩm giàu chất béo, đường, và gia vị. Những đồ uống nhiều axit như trà và cà phê cũng nên tránh. Đối với một số người, dị ứng và mẫn cảm với đồ ăn, chẳng hạn các sản phẩm làm từ sữa và thịt, cũng tạo ra hơi thở không thơm tho. Nếu bạn nghi ngờ một số đồ ăn nào đó là thủ phạm của bệnh hôi miệng thì hãy tạm thời ngừng ăn những loại thực phẩm đó để xem có cải thiện được tình hình không. Một chế độ ăn hợp lý có thể là phương thuốc tự nhiên duy nhất mà bạn cần để điều trị bệnh hôi miệng.
Nếu tình trạng kém thơm tho của bạn có nguyên nhân từ vùng miệng thì chắc chắn những mẹo vặt dưới đây sẽ khắc phục được.
- Ngậm nước sắc các loại thảo dược chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn.
- Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày
- Nhai dần dần và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh…
- Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr.
.- Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Về trái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.
Hợp chất polyphenol trong trà xanh có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng. Xúc miệng bằng nước trà giúp giảm hình thành mảng bám trên răng và sự hình thành axit gây sâu răng. Hãy nhớ rằng nhiều cách chữa hôi miệng chỉ có tác dụng tạm thời. Nhiều loại dược thảo có mùi hương cực kỳ dễ chịu có thể tạm thời át đi mùi khó chịu, nhưng rất ít loại thực sự có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả.