Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để kinh tế xanh cất cánh

Kinhtedothi - Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để dịch chuyển sang nền kinh tế xanh. Song, để thực hiện cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp, chính sách và cơ sở hạ tầng song hành hướng tới phát thải ròng bằng 0 theo cam kết.
May 10 đã áp dụng công nghệ tối ưu sản xuất kinh doanh. Ảnh: Khắc Kiên

Việt Nam có nhiều thuận lợi chuyển sang kinh tế xanh

So với các nền kinh tế phát triển, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để dịch chuyển sang nền kinh tế xanh. Ở các nước phát triển, quá trình chuyển đổi diễn ra tương đối khó khăn hơn khi đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ổn định qua nhiều năm.

Giám đốc Cấp cao Khối khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng UOB Việt Nam LIM Dyi Chang nhìn nhận, với Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sự chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Số vốn cần thiết cho quá trình này dự kiến sẽ rất lớn, lên đến 140 tỉ USD trong vòng 9 năm tiếp theo, chủ yếu dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Lợi thế của Việt Nam nằm ở chỗ đang trực tiếp đầu tư vào hạ tầng mới, không phải chịu nhiều gánh nặng tạm ngừng sản xuất để tháo dỡ hạ tầng cũ. Đó là ưu thế độc đáo của Việt Nam so với các quốc gia khác.

"UOB cam kết đồng hành đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam. So với các nước khác trong khu vực ASEAN, mục tiêu của Việt Nam táo bạo hơn (lấy ví dụ, Indonesia đặt mục tiêu vào năm 2065). Trong vòng 20 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế ASEAN lớn thứ hai trên thế giới" - vị này nhấn mạnh.

Phó Tổng Giám đốc Đối ngoại, Truyền thông và Phát triển Bền vững Coca-Cola Việt Nam Bùi Khánh Nguyên thẳng thắn, để kinh tế xanh của Việt Nam có thể cất cánh trở ngại đối với doanh nghiệp rất nhiều. Đó là nằm ở các chính sách khuyến khích khi doanh nghiệp thực hiện rất nhiều trách nhiệm trong cùng một thời điểm như thu gom và tái chế bao bì. Nếu được giới thiệu và thực hiện cùng thời điểm, các loại thuế khác sẽ tạo gánh nặng tương đối lên các doanh nghiệp sẽ làm sụt giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, nhận thức của người tiêu dùng cũng cần được nâng lên vì doanh nghiệp chuyển đổi theo xu hướng xanh, nhưng thị trường và người tiêu dùng chấp nhận ở cấp độ nào là phù hợp nhất, đôi khi nó thể hiện ở giá cả trên thị trường. 

6 vấn đề trọng tâm thực hiện

Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh. Trong đó năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27,1% trong tổng công suất và 13,7% về sản lượng trong hệ thống điện toàn quốc. So với mục tiêu đề ra đến năm 2030 đạt khoảng 15 - 20% và năm 2045 đạt khoảng 25 - 30% trong Nghị quyết số 55-NQ/TW, công suất các nguồn năng lượng tái tạo có thể đạt được.

Máy tính Thánh Gióng cũng đầu tư công nghệ để lắp ráp và sản xuất dòng sản phẩm mang thương hiệu Việt. Ảnh: Khắc Kiên

Có 6 vấn đề lớn cần tập trung trong thời gian tới được vị này chỉ ra. Thứ nhất, tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, đường lối chung, chiến lược đã có trong lĩnh vực kinh tế - xã hội thành các chương trình hành động cụ thể để triển khai đúng, kịp thời, theo lộ trình về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển nhanh, bền vững.

Thứ hai, rà soát, đánh giá thực chất kết quả triển khai 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể nêu trong Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, lưu ý về kết quả triển khai các nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện thể chế; khoa học, công nghệ; các ngành tạo phát thải khí nhà kính lớn; công nghiệp; giao thông vận tải và dịch vụ logistics; nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ ba, xác định khoa học và công nghệ và yếu tố nền tảng, then chốt để đạt được các mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong tăng trưởng xanh như: xanh hóa các ngành kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xanh hóa quá trình chuyển đổi.

Thứ tư, định hình tư duy và chiến lược mới về thu hút FDI trên cơ sở sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.

Thứ năm, cần đổi mới tư duy và cách tiếp cận trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc chuyển đổi xanh thông qua việc xây dựng những tiêu chí, quy định và các chương trình hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến khả năng tiếp cận được tài chính xanh để chuyển đổi sản xuất, tiếp cận được thị trường và phát triển bền vững vì đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của chuyển đổi xanh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, có cơ chế, chính sách thúc đẩy tài chính xanh, tín dụng xanh khi Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam cần tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022 - 2040 (hoặc khoảng 6,8% GDP/năm) để xây dựng khả năng chống chịu và khử carbon, hướng giảm phát thải ròng bằng 0.

 

Hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đỏi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và đặc biệt là sự tham gia có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang hướng tới thiết lập áp dụng các hàng rào carbon đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. 

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành

 

 

 

Giảm thiểu dấu chân Carbon trong chuỗi giá trị để tiến đến Net Zero

Giảm thiểu dấu chân Carbon trong chuỗi giá trị để tiến đến Net Zero

HP với chiến lược bền vững, không carbon

HP với chiến lược bền vững, không carbon

Khó phát triển điện khí LNG để giảm phát thải carbon 

Khó phát triển điện khí LNG để giảm phát thải carbon 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thông báo bán đấu giá tài sản

Thông báo bán đấu giá tài sản

18 Apr, 03:23 PM

Kinhtedothi - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình: Địa chỉ trụ sở: 72 Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thông báo bán đấu giá tài sản

ĐHCĐ ABBANK: kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

ĐHCĐ ABBANK: kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

18 Apr, 03:21 PM

Kinhtedothi- Ngày 18/4/2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Doanh nghiệp mong trợ lực để nâng cao cạnh tranh

Doanh nghiệp mong trợ lực để nâng cao cạnh tranh

17 Apr, 07:56 PM

Kinhtedothi - Nhằm góp phần gợi mở các giải pháp, kiến nghị để nhận diện những trợ lực quan trọng cho DN vượt qua những khó khăn thách thức. Đồng thời, nêu ra những cơ hội, các bài học kinh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới đã được các chuyên gia, nhà quản lý, DN đưa ra...

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hoá sáng tạo và phát triển bền vững

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hoá sáng tạo và phát triển bền vững

17 Apr, 06:00 PM

Kinhtedothi- Ngày 15/4/2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ