Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để mọi người dân tiếp cận và hiểu Hiến pháp

Kinhtedothi - Hiện nước ta có trên 22 triệu học sinh, sinh viên. Đây là lực lượng to lớn, tiềm năng trong công tác triển khai thực hiện Hiến pháp.
Ngày 1/1/2004, Hiến pháp chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, toàn bộ Hiến pháp sửa đổi năm 2013 có nhiều nội dung mới, đặc biệt là quyền con người được đề cao; đồng thời cho rằng, điều quan trọng là phải làm thế nào để Hiến pháp đi vào cuộc sống.

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Triển khai Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả một hệ thống chính trị trong năm 2014. Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị tích cực triển khai thi hành Hiến pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất để Hiến pháp sớm đi vào cuộc sống.

Trả lời phỏng vấn VOV online, TS Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương cho biết, ông cũng như nhiều người dân khác quan tâm đến vấn đề triển khai và thực hiện Hiến pháp như thế nào?.

 “Tôi cho rằng, lần này triển khai Hiến pháp không chỉ làm cho dân biết, mà còn phải làm cho dân hiểu những vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Có hiểu thì dân mới có thể tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát; có hiểu thì dân mới tham gia vào quá trình xây dựng các luật khác. Tôi quan niệm, xây dựng được Hiến pháp đã khó, nhưng thực hiện Hiến pháp lại càng khó khăn hơn. Bởi vì, nước ta vẫn còn một tồn tại, đó là: đưa ra nhiều văn bản luật pháp và chính sách, nhưng luật pháp và chính sách được ban hành không đi vào cuộc sống”- Tiến sĩ Trần Văn Miều nói.

Phải đánh giá được nhận thức, hành vi của dân đối với Hiến pháp

Theo TS Miều, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để mọi người dân tiếp cận và hiểu Hiến pháp? Trước hết, phải có tư duy mới, cách tiếp cận mới và cách làm mới để triển khai thực hiện Hiến pháp. Công tác tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện luật pháp của nước ta được làm từ lâu. Do đó, cần có tư duy mới, tức là khuyến khích cộng đồng dân cư tự tìm hiểu Hiến pháp. Có nghĩa là, dùng những người có uy tín, có trình độ trong từng cộng đồng nói cho mọi người hiểu.

Thứ hai, phải có phương pháp tiếp cận mới, nghĩa là tiếp cận vào từng cộng đồng dân cư. Các cộng đồng dân cư có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến cho mọi người hiểu Hiến pháp và cách tiếp cận theo các đoàn thể nhân dân. Các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến Hiến pháp cho đoàn viên, hội viên của mình.

Thứ ba, phải có cách làm mới. Đó là: đổi mới cách đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến Hiến pháp. Thay cho việc đánh giá “tổng số mũi tên bắn ra”-tức là chỉ đánh giá các sản phẩm trung gian như: in được bao nhiêu tài liệu, phát được cho bao nhiêu người dân, tổ chức được bao nhiêu đợt học tập, với bao nhiêu lượt người tham gia?... bằng phải tính “tổng số mũi tên trúng đích”-tức là phải đánh giá hiệu quả cuối cùng: nhận thức và hành vi của người dân đối với Hiến pháp thế nào. Rất cần đánh giá tác động của việc tuyên truyền phổ biến Hiến pháp đến cộng đồng dân cư.

TS Miều cho rằng, cần có cách làm mới để tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện Hiến pháp, nghĩa là phải chọn đối tượng chính của đợt tuyên truyền phổ biến Hiến pháp lần này.

“Tôi đề xuất, lấy trường học làm trung tâm, lấy học sinh và sinh viên làm đối tượng chính. Hiện nay, nước ta có trên 22 triệu học sinh, sinh viên. Đây là lực lượng to lớn và có tiềm năng trong công tác triển khai thực hiện Hiến pháp. Nếu chúng ta chỉ lấy số học sinh từ trung học cơ sở trở lên để làm công việc này thì cũng có trên 10 triệu người. Cộng với toàn ngành giáo dục có trên 2 triệu giáo viên và giảng viên. Chúng ta sử dụng học sinh, sinh viên và giáo viên, giảng viên vào công tác tuyên truyền phổ biến Hiến pháp ngay cho gia đình mình và người thân của mình thì hiệu quả không phải nhỏ”- TS Miều đề nghị.

Theo TS Miều, chỉ cần mỗi người trong trường học tuyên truyền phổ biến cho gia đình mình thì có trên 10 triệu gia đình được tiếp cận và hiểu Hiến pháp. Cách làm này cần phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng và các đoàn thể như: Đoàn, Hội, Đội. “Tôi nghĩ, đây là cách làm mới, sẽ tiết kiệm được thời gian, kinh phí, nhưng lại có hiệu quả cao”.

TS Miều cũng cho rằng, một việc nữa rất quan trọng trong quá trình triển khai và thực hiện Hiến pháp là sớm xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật pháp theo tinh thần của Hiến pháp. Làm được như vậy thì Hiến pháp mới đi vào cuộc sống.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ