Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề nghị tiếp tục trả 7% lương cho lao động qua học nghề, đào tạo nghề

Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề nghị các DN tiếp tục thực hiện chế độ tiền lương trả cho người lao động (NLĐ) qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu.

Ngày 17/6, Bộ LĐTB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN về việc chỉ đạo triển khai Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu.

Để triển khai thực hiện Nghị định đúng quy định, bảo đảm duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các DN, Bộ LĐTB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương chỉ đạo: Sở LĐTB&XH phối hợp với Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, các LĐLĐ, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại địa phương và các ban, ngành liên quan nhanh chóng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người sử dụng lao động và NLĐ trên địa bàn triển khai thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP đúng quy định.

Bộ LĐTB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động  Việt Nam đề nghị các DN tiếp tục trả lương cho người lao động (NLĐ) qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu. Ảnh: Phạm Hùng. 

Trong đó lưu ý 2 nội dung: Về cơ chế và đối tượng áp dụng, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để NLĐ, công đoàn và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương và trả lương cho NLĐ, trong đó: Mức lương tối thiểu tháng được áp dụng đối với NLĐ đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo tháng. Mức lương tối thiểu giờ được áp dụng đối với NLĐ đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo giờ.

Đối với NLĐ đang hưởng lương theo các hình thức trả lương khác (theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm, lương khoán) thì mức lương đang trả theo các hình thức trả lương này quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định.

Việc quy đổi mức lương theo tháng hoặc theo giờ này do người sử dụng lao động lựa chọn, kết quả quy đổi nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ việc trả cho NLĐ theo các hình thức so với mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định. Nghị định không yêu cầu phải thay đổi hình thức trả lương mà người sử dụng lao động và NLĐ đã thỏa thuận.

Về trách nhiệm thi hành, tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm: Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

“Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho NLĐ so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động” – Bộ LĐTB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam đặc biệt lưu ý.

Cùng với đó, là tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ NLĐ, tổ chức công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng, đặc biệt là thương lương tập thể để thỏa thuận về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác bảo đảm có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật.

Các địa phương, LĐLĐ, công đoàn ngành chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động trong các DN, kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn, xử lý những vướng mắc phát sinh, hạn chế thấp nhất các tranh chấp lao động, đình công xảy ra, bảo đảm duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các DN. Và, kịp thời báo cáo về Bộ LĐTB&XH tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP trong các DN trên địa bàn, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc để có hướng dẫn xử lý kịp thời.

Bộ LĐTB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị LĐLĐ tỉnh, TP trực thuộc trung ương, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động để triển khai các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyền truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 38/2022/NĐ-CP đến NLĐ và các tổ chức công đoàn cơ sở để triển khai thực hiện đúng quy định; tăng cường các hoạt động tư vấn pháp luật đối với NLĐ và cán bộ công đoàn cơ sở.

“LĐLĐ tỉnh, TP, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo công đoàn cấp trên cơ sở hỗ trợ kịp thời công đoàn cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ; rà soát các tiêu chuẩn, điều kiện lao động để chủ động đề xuất và đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động; kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ NLĐ, công đoàn cơ sở giải quyết các vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động tại DN” - Bộ LĐTB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.

Tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022: Người lao động vừa mừng, vừa lo

Tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022: Người lao động vừa mừng, vừa lo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đối tượng, mức đóng bảo hiểm y tế đối với quân đội, công an, cơ yếu

Sửa đối tượng, mức đóng bảo hiểm y tế đối với quân đội, công an, cơ yếu

08 Apr, 10:34 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với quân đội Nhân dân, công an Nhân dân và người làm công tác cơ yếu.

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

04 Apr, 01:04 PM

Kinhtedothi - Để thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và Nhân dân để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

28 Mar, 07:31 PM

Kinhtedothi– Ngày 28/3, GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cùng Đoàn công tác đã làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ