Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đề nghị toàn dân giám sát ngành điện

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hóa đơn tiền điện đột ngột tăng cao, buôn lậu thuốc lá gia tăng đột biến... là những...

Kinhtedothi - Hóa đơn tiền điện đột ngột tăng cao, buôn lậu thuốc lá gia tăng đột biến... là những vấn đề làm "nóng" buổi họp báo thường kỳ tháng 6 do Bộ Công Thương tổ chức chiều ngày 7/7.

Nghiêm túc kiểm tra, xử lý hóa đơn điện tăng cao

Tại buổi họp báo, đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) đã giải thích về việc gần đây có
Tại hội nghị trực tuyến sáng 7/7, về sơ kết hoạt động ngành Công Thương 6 tháng đầu năm tổ chức tại 3 đầu cầu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, lãnh đạo Bộ dự báo chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng trưởng nhưng không cao, ước cả năm tăng 6 - 6,5%. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 146 tỷ USD, tăng 10,6%; nhập khẩu đạt 145,5 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm ngoái; xuất siêu 500 triệu USD. Bộ đã thống nhất sẽ tập trung triển khai 5 nhóm giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, gồm: Giải pháp cho sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, giải pháp đối với thị trường trong nước, về đầu tư phát triển, giải pháp về hội nhập.
nhiều thông tin hóa đơn tiền điện tháng 6 của một số hộ gia đình tại Hà Nội tăng cao. Theo đó, với tinh thần cầu thị tiếp thu ý kiến vì lợi ích khách hàng, EVN Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra hệ thống đo đếm, quá trình tính toán hóa đơn cũng như rà soát mọi nguyên nhân, kể cả cho khách hàng cùng rà soát công tơ. Kết quả kiểm tra phân tích cho thấy, với các khách hàng này không có sai sót về chỉ số công tơ cũng như cách tính tiền điện. Sở dĩ sản lượng điện tiêu thụ tăng cao, theo lý giải của lãnh đạo EVN Hà Nội, do 3 nguyên nhân cơ bản: Nhiều đợt nắng nóng kéo dài từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 nên nhu cầu làm mát tăng cao; học sinh nghỉ hè nên đa phần thời gian sử dụng điều hòa và thiết bị làm mát trong gia đình tăng; chu kỳ làm hóa đơn tiền điện tháng 6 trùng với đợt nắng nóng cao điểm.

"Trong quá trình vận hành cung cấp điện nếu có sự cố sai sót kỹ thuật nghiệp vụ dẫn đến sai lệch về hóa đơn (sản lượng, tiền điện), khách hàng có thể tự kiểm tra và gửi đơn đề nghị kiểm tra chỉ số công tơ, qua đó, các công ty điện lực sẽ tiến hành kiểm tra thực tế. Nếu có sai sót, chúng tôi sẽ lập lại hóa đơn đúng cho khách hàng, còn nếu sai do chất lượng công tơ thì sau khi kiểm định lại công tơ sẽ thực hiện truy thu hay thoái hoàn sản lượng, tiền điện cho khách" - Phó Tổng Giám đốc EVN Hà Nội Nguyễn Quang Trung cho biết.

Cũng theo ông Trung, khách hàng có thể căn cứ trên hóa đơn để kiểm tra về kỳ ghi chỉ số điện, kể cả kiểm tra mọi thông tin trên trang web. Về chất lượng điện áp tại một số nơi ảnh hưởng đến thiết bị điện, EVN Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể và sẽ có trả lời chính thức.
Công nhân điện lực Hoàn Kiếm áp dụng ghi chỉ số công tơ bằng hệ thống đo xa.            Ảnh:  Ngọc Hà
Công nhân điện lực Hoàn Kiếm áp dụng ghi chỉ số công tơ bằng hệ thống đo xa. Ảnh: Ngọc Hà
Trước nhiều ý kiến phản ánh tình trạng tại nội thành Hà Nội, nhiều hộ gia đình phải thanh toán tiền điện đội lên gấp đôi, còn ngoại thành thì hóa đơn có khi hạ bớt so với thực tế sử dụng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: "Từ 1/6 là thời điểm có thay đổi biểu giá chứ không phải tăng giá điện. Bộ đã yêu cầu kiểm tra tổng các số khiếu nại, qua kiểm tra, có tới 72% dùng trên 400 số điện, 28% dùng 100 - 400 số, không có hộ dùng dưới 100 số. Tuy nhiên, EVN Hà Nội cần có đợt điều tra nghiêm túc để báo cáo lại về việc này".

Trước câu hỏi liệu có nên thành lập cơ quan độc lập chuyên ghi hóa đơn tiền điện, ông Đinh Thế Phúc -
Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ dự thảo về một số thay đổi trong chính sách biên mậu, trong đó xác định Trung Quốc là thị trường vừa quan trọng vừa nhạy cảm. Để không quá phụ thuộc thị trường XK là Trung Quốc, nhất là với mặt hàng nông sản, cần tích cực đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu và thực hiện sâu rộng hơn Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" để phát triển thị trường nội địa. Quả vải là một điển hình về những thành công này khi mà thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy đã giảm đáng kể xuất khẩu sang Trung Quốc, chỉ chiếm 6%, còn lại tiêu thụ trong nước và các thị trường khác.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải
Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định: Cần hiểu rõ từ ngày 1/6 vừa qua là điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện chứ không phải tăng giá điện, thậm chí nếu người dân vẫn dùng tương đương số điện như trước thì tiền điện sẽ giảm. Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi đề nghị toàn dân hãy giám sát việc ghi chỉ số công tơ, tức là vào những ngày nhất định trong tháng người dân có thể trực tiếp chứng kiến khi công nhân ngành điện tác nghiệp việc này. Để giám sát ngành điện, rất cần có sự tham gia của cả cộng đồng”.

Tăng thuế thuốc lá cần lộ trình thích hợp

Trước việc Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá điếu sản xuất trong nước (tăng từ 65% lên 75% năm 2015 và lên 85% từ năm 2018), Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐTV Vinataba Vũ Văn Cường cho biết, Hiệp hội đồng tình chủ trương này vì mục tiêu hạn chế sử dụng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe và tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, việc tăng thuế cần có lộ trình phù hợp. Trong khi buôn lậu thuốc lá đang gia tăng, lực lượng kiểm soát mỏng, nếu tăng thuế vào thời điểm này sẽ càng kích thích buôn lậu.  Vì vậy, "Chúng tôi đã đề xuất giãn lộ trình tăng thuế sang năm 2018 và mỗi lần chỉ tăng 5%. Nếu theo đúng lộ trình dự thảo lần này, mục tiêu giảm dùng thuốc lá và tăng thu ngân sách sẽ khó đạt được" - ông Cường nói.

Về việc tăng cường quản lý mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn từ ngày 1/7, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: Chính phủ mới quy định nhắc nhở, đến thời điểm nào xử phạt thì việc xử lý này thuộc ngành công an. Tuy nhiên, với chức năng của mình, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp cùng Bộ KH&CN kiểm tra các cơ sở sản xuất.