Để người Việt dùng hàng Việt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo đánh giá của Bộ Công thương, nửa đầu năm 2015 đã có trên 150 đợt bán hàng của các địa phương và doanh nghiệp tổ chức tại các vùng nông thôn, miền núi thu hút trên 700.000 lượt người tham gia mua sắm hàng Việt.

Đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt

Thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", từ đầu năm đến nay ngành Công thương đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt. Trong đó, các hoạt động tuyên truyền xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước đã được chú trọng. Đặc biệt, Chương trình xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa đã lập kênh phân phối hàng hóa tại các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, địa phương còn khó khăn.

Trong 6 tháng, Chương trình đã thực hiện 50 đề án tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới ở các tỉnh phía Bắc như: Bắc Kạn, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Tĩnh… Mỗi phiên chợ có khoảng từ 15 đến 25 doanh nghiệp tham gia với từ 20 đến 40 gian hàng, doanh số bán hàng đạt trên 500 triệu đồng. 

Thực hiện CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", từ đầu năm đến nay các tỉnh, thành phố đã tích cực tổ chức 101 đợt bán hàng tại nông thôn, với 1.355 lượt doanh nghiệp tham gia, thu h
út hơn 600.000 lượt người tham quan mua sắm, doanh thu đạt được trên 8.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, ngành cũng đã theo dõi hơn 50 đợt bán hàng của trên 100 doanh nghiệp tự tổ chức về nông thôn, với 109.000 lượt người tham gia mua sắm, doanh thu đạt được gần 9 tỷ đồng.

Cũng trong thời gian qua, các Sở Công Thương đã tổ chức gần 100 hội chợ, triển lãm hàng hóa, thu hút hơn 50 nghìn lượt doanh nghiệp tham gia, doanh thu bán hàng đạt hơn 200 tỷ đồng. Các địa phương đã phối hợp tiếp nhận, theo dõi 357 hội chợ, thu hút hơn 11.000 doanh nghiệp tham gia, doanh thu bán hàng là khoảng hơn 360 tỷ đồng trên địa bàn.
các doanh nghiệp, các trung tâm mua sắm,
Các doanh nghiệp, các trung tâm mua sắm, nhà phân phối mở nhiều dợt giảm giá hàng hóa nhằm đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt.
Cùng với đó, các doanh nghiệp, các trung tâm mua sắm, và các cửa hàng bán sỉ, bán lẻ trên địa bàn toàn quốc đều tham gia vào chương trình giảm giá, khuyến mại trong các đợt lễ, tết cũng như do cơ quan chuyên ngành phát động. Trong 6 tháng, các tỉnh thành phố đã tham gia tổ chức 27 đợt khuyến mại, với 11.000 doanh nghiệp tham gia, thu hút trên 210.000 lượt người tham quan mua sắm, tổng giá trị khuyến mại cho người tiêu dùng 90.000 tỷ đồng.

Nâng cao chất lượng hàng Việt và đẩy lùi hàng lậu

Cùng với các giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt, thời gian qua các cơ quan chuyên môn của ngành Công thương đã chú trọng công tác khuyến công, nhằm giúp các doanh nghiệp, hộ tư nhân nâng cao chất lượng sản phẩm hàng Việt, nâng cao sức cạnh tranh với hàng ngoại. Ngành Công thương đã hướng dẫn các địa phương xây dựng, triển khai các đề án khuyến công sản xuất các sản phẩm trong nước, thay thế hàng nhập khẩu. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành hỗ trợ các địa phương tổ chức các lớp tập huấn đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ mô hình trình diễn, phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình tìm kiếm thị trường, tiếp cận hệ thống phân phối chuyên nghiệp. Trong nửa đầu năm 2015, ngành Công thương đã chi 90 tỷ đồng thực hiện công tác khuyến công cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ cá thể.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, ngành Công thương đã tập trung các giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.

Lực lượng Quản lý thị trường của ngành đã xây dựng và triển khai trên 300 kế hoạch, chuyên đề về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái. 

Trong đó, triển khai kiểm tra gần 91.460 vụ, phát hiện và xử lý trên 55.230 vụ vi phạm sản xuất, kinh doanh, gồm: Bánh kẹo nhập lậu, không rõ nguồn gốc, vi phạm nhãn hàng hóa, kinh doanh mỹ phẩm giả, chấp hành pháp luật ghi nhãn hàng hoá  đối với mặt hàng phân bón, … Số lượng vụ vi phạm được kiểm tra, phát hiện tăng trên 6.540 vụ, tươg ứng với tỷ lệ tăng 13,4% so vớ cùng kỳ 2014. Tổng số tiền xử phạt thu nộp ngân sách trên 233 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2014. Giá trị hàng hóa bị tịch thu chưa bán trên 63 tỷ đồng, và trị giá hành tiêu hủy là trên 52 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2014.

Với những giải pháp đồng bộ kể trên, ngành Công thương đã cùng với các cơ quan trong Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", đã mang lại những kết quả tích cực trong việc làm thay đổi thói quen tiêu dùng của bộ phận không nhỏ người Việc chuyển từ tiêu dùng hàng ngoại sang tin dùng hàng Việt. 

Đối với các cơ sở kinh doanh thương mại, nhà cung cấp trên địa bàn đã ưu tiên phân phối 90% hàng nội địa cho người tiêu dùng. Đặc biệt, chương trình đưa hàng về nông thôn đã giúp các doanh nghiệp nâng cao được doanh số bán hàng, đồng thời cũng hạn chế được nạn hàng giả, hàng nhái và bảo vệ người tiêu dùng khi mua sắm./.