Đề tham khảo thi tốt nghiệp lan truyền trên mạng là giả mạo
Bộ GD&ĐT cho biết, trên mạng xã hội đang lan truyền một văn bản đề thi môn Toán được cho là Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của Bộ GD&ĐT.



Bộ GD&ĐT khẳng định, thông tin trên là không chính xác. Đây không phải là Đề tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Thời điểm này, Bộ đang hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 và sẽ công bố trong thời gian tới.
Trước đó, tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT chính thức đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 2 môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn thí sinh tự chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Theo Bộ GD&ĐT, phương án này đảm bảo những yêu cầu đề ra của kỳ thi tốt nghiệp là giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội; không gây ra mất cân bằng giữa các khối; giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018….
Đề xuất trên của Bộ nhận được sự đồng thuận cao của các nhà khoa học, nhà sư phạm và dư luận xã hội.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Bộ GD&ĐT chính thức đề xuất phương án 2+2
Kinhtedothi - Tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực diễn ra ngày 14/11, Bộ GD&ĐT chính thức đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Thi tốt nghiệp theo phương án 2+2: Tạo thuận lợi cho tất cả các bên
Kinhtedothi – Khi Bộ GD&ĐT chính thức đề xuất phương án 2+2 với kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh đã bày tỏ niềm phấn khởi và cho rằng, phương án này là hợp lý, công bằng, thuận lợi cho tất cả các bên.

Thi tốt nghiệp với 2 môn bắt buộc: Học sinh có quay lưng với ngoại ngữ?
Kinhtedothi – Quanh đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn của Bộ GD&ĐT, có một số ý kiến băn khoăn rằng: Liệu việc không bắt buộc thi môn ngoại ngữ có khiến học sinh quay lưng với môn học này?