Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất lộ trình hạn chế xe máy tại Thủ đô

Kinhtedoothi - Hà Nội đang lên kế hoạch hạn chế, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại khu vực nội thành để giảm ùn tắc giao thông (UTGT) và ô nhiễm môi trường.
Cụ thể, theo kế hoạch đang được các cơ quan chuyên môn của TP trình lên, xe máy sẽ được kiểm soát và hạn chế theo lộ trình 4 bước, dự kiến kéo dài đến năm 2030.

Giai đoạn 1, từ 2017 - 2020, sẽ tiến hành nghiên cứu, xây dựng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy nhằm kiểm soát số lượng xe máy hoạt động trên địa bàn TP.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đồng thời điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng (theo năm sản xuất) không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường để đề xuất tiến hành thu hồi xử lý.

Việc thống kê, phân loại sẽ được chia theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn TP; tiếp đó sẽ xác định vị trí bãi tập kết tiêu hủy xe máy khi tiến hành thu hồi phương tiện giao thông thải loại.

Giai đoạn 2, thu hồi, tiêu hủy phương tiện xe máy cũ không đủ tiêu chuẩn; ban hành cơ chế hỗ trợ khi thu hồi phương tiện, có thể kéo dài đến năm 2030.

Giai đoạn 3, từ 2025 - 2029, thí điểm dừng hoạt động của xe máy theo giờ, theo ngày tại một số tuyến trục chính, một số khu vực trung tâm của TP. Việc thí điểm sẽ được quan sát, đánh giá tỉ mỉ tất cả các khía cạnh tác động đến đời sống Nhân dân để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Giai đoạn cuối cùng, năm 2030, Hà Nội có thể phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy cho phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng; dừng hoạt động đối với xe máy trên địa bàn các quận nội thành.

Các chuyên gia nhìn nhận, việc lập lên một lộ trình cụ thể, rõ ràng là bước đi quan trọng, cần thiết để hướng tới mục tiêu quản lý tốt phương tiện cá nhân trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là xe máy.

Việc hạn chế, tiến tới dừng hoạt động của xe máy trong khu vực trung tâm TP nên áp dụng song song cả 2 biện pháp, khuyến khích và kiểm soát. Bên cạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu và hưởng ứng nên có những chế tài từ mềm đến cứng, từ thu phí lưu thông vào nội đô đến cấm hẳn xe máy trên một số trục chính.

Ngoài ra, mạng lưới vận tải công cộng cũng cần được chú trọng phát triển đồng bộ để đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, nhất là khi bắt đầu hạn chế hoạt động của xe cá nhân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề nghị xử lý dứt điểm hiện tượng rò rỉ nước mưa tại Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Đề nghị xử lý dứt điểm hiện tượng rò rỉ nước mưa tại Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

09 May, 05:48 PM

Kinhtedothi - Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có giá trị đầu tư 11.000 tỷ đồng, là một trong những công trình trọng điểm vừa được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 19/4 nhưng đã bị rò rỉ nước mưa. Vì vậy, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) xử lý dứt điểm tình trạng này. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ