Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT đang xin góp ý về dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Thời gian nhận góp ý từ nay đến hết 13/7/2024.

Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều; quy định về nhà giáo; quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; chức danh, chuẩn nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo; khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo.

Tại Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp. 

Dự thảo nêu: hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo là hoạt động đặc biệt, có sản phẩm là nhân cách người học; có tính chuyên nghiệp trong việc dạy học, tổ chức, hướng dẫn, tư vấn việc tìm kiếm tri thức, sản sinh tri thức, rèn luyện phẩm chất và năng lực người học; đòi hỏi tính gương mẫu, tự giác, linh hoạt và sáng tạo cao.

Dự thảo quy định, tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục tự chủ không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục chưa tự chủ và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù, được hưởng chế độ đặc thù.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, dạy trẻ khuyết tật, dạy tiếng dân tộc thiểu số, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật.

Nhà nước có chính sách thu hút đối với người có tài năng để trở thành nhà giáo. Nhà nước cũng có chính sách thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn...

Dự thảo cũng nêu các chính sách thu hút và ưu đãi như: nhà công vụ, chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khám bệnh định kỳ hằng năm, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo, ưu tiên tuyển dụng...

Ngoài các quy định chung về chính sách hỗ trợ nhà giáo, Nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo; cơ sở giáo dục hỗ trợ nhà giáo thông qua quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo.

Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo là quỹ không vì lợi nhuận dùng để hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; hỗ trợ nhà giáo và thân nhân nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng, tôn vinh nhà giáo....

Bạn đọc xem và góp ý về Dự thảo TẠI ĐÂY

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trao Giải thưởng “Bền đam mê” cho 11 dự án và cá nhân xuất sắc

Trao Giải thưởng “Bền đam mê” cho 11 dự án và cá nhân xuất sắc

25 Mar, 03:34 PM

Kinhtedothi – 6 dự án tiêu biểu thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, kinh doanh khởi nghiệp và 5 dự án xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã được ban tổ chức lựa chọn để trao Giải thưởng “Bền đam mê”.

Dấu ấn đậm nét về trí tuệ, tài năng Việt Nam

Dấu ấn đậm nét về trí tuệ, tài năng Việt Nam

24 Mar, 06:32 AM

Kinhtedothi-Tối 23/3, Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” được diễn ra trang trọng. Tham dự buổi lễ có Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các lãnh đạo ban, bộ, ngành T.Ư, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ