Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiện dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi. Đáng lưu ý, tại dự thảo, đại diện Bộ Tài chính còn chỉ ra thực tế, hoạt động của mạng internet là giao dịch xuyên biên giới, các công ty vận hành mạng nước ngoài hầu hết không đăng ký kinh doanh và không có văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam.
Theo thống kê từ phía cơ quan chức năng, hiện Google và Facebook cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho thị trường Việt Nam thông qua hai phương thức: Một là qua các đại lý tại Việt Nam, với trường hợp này, các DN trên sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế khi phát sinh doanh thu; phương thức hai là mua bán trực tuyến và thanh toán trực tuyến qua thẻ tài khoản tín dụng hoặc ví điện tử.
Trường hợp trên theo đại diện Bộ Tài chính chưa được quy định rõ nên có thể bên mua dịch vụ sẽ tự hợp thức hóa bằng cách mua hóa đơn của một dịch vụ khác. Như vậy, khi thanh kiểm tra thuế, cơ quan chức năng cũng sẽ khó biết hết được giá trị thực của chi phí trả cho dịch vụ qua mạng.
Mặt khác, với việc thanh toán dựa vào số lần nhấn (click) chuột trả tiền thì việc xác định doanh thu quảng cáo của nhà mạng nước ngoài không dễ dàng vì phải đối chiếu thông tin giữa 2 ngân hàng (của người mua/người bán) trong khi ngân hàng của công ty mạng ở nước ngoài.Theo Bộ Tài chính, để quản lý thu thuế đối với loại hình kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam đạt được hiệu quả, cơ quan chức năng cần sửa đổi Luật quản lý thuế để các bộ, ngành cùng vào cuộc.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu yêu cầu các dịch vụ xuyên biên giới khi thanh toán phải thanh toán qua cổng thanh toán nội địa (thông qua Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia - Trung tâm Napas của Ngân hàng Nhà nước). Từ đó, cơ quan thuế mới kiểm soát được doanh thu của các dịch vụ này để có cơ sở đề nghị tổ chức nước ngoài khấu trừ nộp thuế.Bộ Tài chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tài chính đề nghị nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook, Apple,... khai báo, nộp thuế nhà thầu đối với các dịch vụ mà tổ chức nước ngoài có cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.Đồng thời, đề nghị cơ quan quản lý phối hợp và trao đổi cung cấp thông tin với cơ quan thuế các nước, với các công ty cung cấp dịch vụ Internet (VDC, FPT, Mobifone, Vinaphone, Viettel,…) để nắm bắt được về số lượng và giá trị giao dịch thương mại điện tử, về việc thanh toán qua ngân hàng trong các giao dịch.Đối cá nhân bán hàng qua mạng, Bộ Tài chính đề xuất trường hợp một sản phẩm hàng hóa dưới 1 triệu đồng mà tần suất giao dịch từ 2 lần/ngày thì thực hiện thu thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân theo quy định.Nguyên nhân của sự siết chặt quản lý thuế lần này, theo Bộ Tài chính là do ở Việt Nam, mô hình kinh doanh này theo đánh giá đang ngày một phát triển với việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo... thông qua các phương tiện trong đó có các mạng xã hội của nước ngoài.Song cách quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp hiện nay, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý một cách đầy đủ và chính xác đối với loại hình kinh doanh này.Cũng theo Bộ Tài chính, giao dịch thương mại điện tử có đặc điểm ảo, khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, dễ dàng xóa bỏ, thay đổi nên tạo sự khó khăn trong việc nắm bắt các giao dịch. Từ đó, việc quản lý thuế hiện nay đối với loại hình kinh doanh qua mạng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý như khó xác định chính xác được người nộp thuế, doanh thu phát sinh, nắm bắt quy mô hoạt động kinh doanh, nắm bắt toàn bộ quá trình giao dịch...