Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển mạnh theo xu hướng chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi lớn hơn, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngày càng nhiều hơn. Mặc dù các trang trại chăn nuôi đều áp dụng các giải pháp xử lý môi trường (phổ biến là xây lắp các công trình biogas quy mô lớn), song ô nhiễm vẫn ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.
Qua nghiên cứu của Dự án LCASP, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi nghiêm trọng ở nông thôn hiện nay được xác định do các trang trại chăn nuôi lợn đã sử dụng quá nhiều nước để làm vệ sinh và làm mát lợn dẫn đến phân lợn lỏng không thể thu gom, chỉ còn cách xả thải trực tiếp ra nguồn nước hoặc gián tiếp thông qua các hầm biogas.Xuất phát từ tực tế đó, Dự án LCasp đã đề xuất và triển khai thử nghiệm mô hình xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi quy mô trang trại. Theo đó, áp dụng quy trình chăn nuôi giúp giảm bớt lượng nước sử dụng để vệ sinh và làm mát lợn; lắp đặt hệ thống máy ép phân và các bể lắng nhằm tách bớt phần chất thải rắn ra khỏi nước thải chăn nuôi; xây lắp bể ủ phân compost tại các trang trại chăn nuôi để sử dụng chất thải rắn sản xuất nguyên liệu phân bón hữu cơ; xây lắp hầm biogas có dung tích vừa đủ với nhu cầu sử dụng khí gas (để đun nấu, phát điện…
Cũng trong khuôn khổ buổi hội thảo nhiều công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi tiên tiến đã được giới thiệu: Công nghệ xử lý nước ngập mặt nhân tạo, Công nghệ ép tách phân bằng trục vít, Công nghệ ép tách phân bằng băng tải.