Đến tuổi nghỉ hưu có được ký tiếp hợp đồng và nâng lương?
Câu hỏi:
“Trường hợp người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội, nếu ký tiếp hợp đồng thì có được nâng lương thường xuyên không? Và trong trường hợp này thì có phải chấm dứt hợp đồng dài hạn để ký hợp đồng ngắn hạn không?” - Chị Phạm Thị Thảo (Hà Nội)
Luật sư Nguyễn Văn Hà – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội trả lời:
Mặc dù người lao động tuổi đã cao nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì vẫn làm việc bình thường và hưởng các chính sách vẫn như trước chứ không phải chấm dứt hợp đồng cũ để xác lập hợp đồng lao động mới.
Trong trường hợp này, nếu người lao động tuổi đã cao và không muốn tiếp tục làm việc thì có thể đóng bù bảo hiểm xã hội một lần để đủ điều kiện về hưu.

Chỉ trong trường hợp người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu và đủ điều kiện nghỉ hưu thì cơ quan chức năng sẽ có quyết định cho người lao động nghỉ hưu. Sau đó nếu người lao động vẫn đủ khả năng và có nguyện vọng làm việc, công ty vẫn cần người làm việc thì hai bên mới cần phải xác định hợp đồng mới.
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam là 61 tuổi, lao động nữ là 56 tuổi 4 tháng. Độ tuổi này áp dụng đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nạng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quỵ định khác.
Lao động nữ nghỉ hưu năm 2024 có tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Lao động nam nghỉ hưu năm 2024, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Đề xuất quy định tuổi nghỉ hưu cho từng nhóm đối tượng
Kinhtedothi – Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) xem xét đối tượng công nhân lao động, giáo viên mầm non vào nhóm đối tượng lao động có công việc nặng nhọc, độc hại để giảm tuổi nghỉ hưu.

Cách tính tuổi nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế năm 2024
Kinhtedothi – Trường hợp công dân nếu thuộc đối tượng tinh giản biên chế từ thời điểm tháng 12/2024 trở về sau (từ đủ 57 tuổi trở lên) thì đủ điều kiện về tuổi để hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

Thay đổi tuổi nghỉ hưu, số năm đóng BHXH hưởng lương hưu từ năm 2025
Kinhtedothi -Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ 56 tuổi 8 tháng. Từ 1/7/2025, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc 15 năm được hưởng mức lương hưu bằng 45% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với nữ, 40% với nam.