Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dệt may xoay xở, tìm cách trụ trong khó khăn

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khó khăn về đơn hàng buộc các doanh nghiệp tìm cách xoay xở với những chiến lược hợp lý để giữ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Cùng với đó, nhận đơn hàng nhỏ lẻ, số hóa, đầu tư nhân lực cao...

Đón đầu xu thế, May 10 đã xanh hóa trong phân xưởng may. Ảnh: Khắc Kiên
Đón đầu xu thế, May 10 đã xanh hóa trong phân xưởng may. Ảnh: Khắc Kiên

Thách thức không nhỏ

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt 18,6 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy không được như kỳ vọng, song đây là nỗ lực rất lớn của ngành dệt may Việt Nam để vượt qua thách thức.

“Nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành hàng khác sụt giảm số lượng rất sâu, dệt may vậy nhưng không quá tệ. Đây là nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp dệt may” – vị này chỉ ra.

Thách thức mà ngành dệt may Việt Nam chịu áp lực từ nửa cuối năm trước, đến nay là lượng hàng hóa tồn kho toàn cầu tiếp tục giảm sâu, lạm phát, xung đột chính trị, dư âm dịch bệnh… ảnh hưởng, áp lực thị trường sức mua giảm; cơ cấu mặt hàng thay đổi; dây chuyền, mô hình sản xuất của doanh nghiệp phải sắp xếp lại để thích ứng vào việc chuyển đổi từ hàng chuyên môn hóa cao sang sản xuất mặt hàng thích ứng nhanh, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng đòi hỏi rất nhanh, cạnh tranh. Trong đó cạnh tranh về giá, chất lượng…; cạnh tranh đến tầm nhìn chiến lược đa dạng hóa thị trường...

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ vào sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ vào sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên

Đứng trước nhiều khó khăn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ALIGRO Hoàng Văn Linh cho biết, để phát triển bền vững, ALIGRO chủ trương xây dựng chiến lược kinh doanh song song với chiến lược phát triển nguồn nhân lực. ALIGRO luôn lựa chọn cho mình hình thức đào tạo và phát triển phù hợp để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhanh nhất với nguồn kinh phí hợp lý.

Bên cạnh đó, ALIGRO sẽ áp dụng công nghệ và chuyển đổi số vào việc quản lý nhân sự để tránh lỗi con người, tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả của hoạt động quản lý.

Tìm hướng xanh hóa

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu. 3 năm gần đây, ngành dệt may là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19.

Dệt may đã từng bước xanh hóa sản xuất để vượt qua khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên
Dệt may đã từng bước xanh hóa sản xuất để vượt qua khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên

Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt, xanh hóa trong hoạt động sản xuất, trong đó có dệt may không chỉ đối với chiến lược của May 10 mà của chung ngành dệt may để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà nhập khẩu những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới tiên phong cam kết phát triển bền vững với việc sản xuất xanh, tạo ra các sản phẩm xanh…

Đây là một trong những yếu tố muốn hay không dù chi phí lớn, nguồn nhân lực phải qua đào tạo nhưng đó là bắt buộc để phù hợp với tương lai. Bản thân May 10 cũng đã chuyển dịch theo hướng xanh từ khoảng 5 năm trở lại đây bằng việc đầu tư các thiết bị, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Đơn cử như đầu tư điện mặt trời mái nhà, nguyên liệu đốt trong lò hơi dần từ than sang điện, ký hợp tác cùng các nhà cung ứng nguyên liệu theo hướng tăng dần tỷ trọng các sản phẩm tái chế, cũng như sợi hữu cơ để nâng dần thương hiệu cho xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh

Đối với việc áp lực của các đơn hàng nhỏ lẻ, May 10 có những chiến lược biến từ khó khăn thành lợi thế. Đó là bí quyết từ số hóa để tăng cường lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước từ khâu kiểm soát nguyên liệu, đến thiết kế và phát triển sản phẩm, tổ chức sản xuất…

“May 10 thực hiện số hóa từng công đoạn cụ thể để xử lý một cách hiệu quả, duy trì các đơn hàng lớn lặp đi lặp lại thúc đẩy sản xuất cao. Nhưng với xu thế dịch chuyển từ các nước có lao động rẻ đến nước có lao động rẻ hơn, ngành dệt may sẽ rất khó khăn, May 10 đã định hình từ 10 năm qua và đón đầu thời gian tới” - ông Thân Đức Việt nói.

Do đó, May 10 đã tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ để số hóa sản xuất, tiếp cận với các đơn hàng nhỏ lẻ nhưng đòi hỏi kết cấu phức tạp, chất lượng cao thời gian giao hàng nhanh… từ đó tận dụng tất cả để phục vụ sản xuất, kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

5 gợi mở then chốt

Để giải quyết tầm nhìn, thách thức toàn cầu, ông Vũ Đức Giang đưa ra dẫn dụ, giờ không còn là tương lai mà phải làm ngay. Có 5 điểm then chốt.

M2 cũng kích cầu tiêu dùng nội địa để vượt qua khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên
M2 cũng kích cầu tiêu dùng nội địa để vượt qua khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên

Một là, phải thích ứng với việc sản xuất sản phẩm decical vào sản phẩm dệt may. Điều này là điều bắt buộc, không có nói chuyện là chỉ nói trên giấy tờ hay trên diễn đàn. Đây là xu hướng bắt đầu phải lam ròi.

Thứ hai, phát triển bền vững và xanh hóa phải đầu tư hạ tầng các nhà máy đạt các chuẩn mực đánh giá của các nhãn hàng, khách hàng. Trong đó môi trường nước, khí hậu, cây xanh, nước thải, khí thải… đạt các chuẩn mực, cũng như một số đòi hỏi trong các hiệp định thương mại.

Thứ ba, chúng ta phải sử dụng những sản phẩm thiên nhiên tạo ra là năng lượng mặt trời, năng lượng áp mái, phải đầu tư. Cái này cần phải đầu tư.

Thứ tư, phải tuân thủ và triệt tiêu được những đòi hỏi và thách thức của toàn cầu thị trường, đó là vấn đề ta loại bỏ ra ngoài trong hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề sử dụng, không sử dụng các nồi hơi đốt bằng than, dầu, củi… cần phải tiếp tục loại bỏ, nếu không tuân thủ thì sẽ được tham gia các sân chơi để các nhãn hàng họ đặt hàng doanh nghiệp. COP 26 Chính phủ đã ký, cam kết, cộng đồng doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp dệt may phải tuân thủ.

Thứ 5 là tính liên kết chuỗi, làm gì. Điều kiện cần và đủ là việc doanh nghiệp phát triển xanh hóa, bền vững trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ nên đồng hành với doanh  nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển xanh hóa, năng lượng tái tạo, đòi hỏi của các nước nhập khẩu. Trong đó, kể cả những hàng rào kỹ thuật mà các nước đặt ra với công nghiệp dệt may.

“Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đều rất rõ ràng trong việc này. Hiện phải đưa ra giải pháp trong chiến lược sử sụng sản phẩm tái chế vào dệt may toàn cầu và bền vững. Họ không khuyến khích sử dụng dệt may giá rẻ, nhanh thải ra môi trường. Mà cần sản phẩm đảm bảo về môi trường, an toàn, sử dụng lâu” - doanh nhân này nói.

 

Doanh nghiệp đang sản xuất cho thị trường Mỹ, chiếm khoảng 46 – 47%, nhưng 2 năm vừa rồi giảm còn 41 – 42%, như vậy thị trường cũng là một thách thức, phải đa dạng hóa thị trường. Chính đa dạng hóa thị trường liên quan đến phải đa dạng hóa mặt hàng. Trước đây, chúng ta ít sản xuất cho mặt hàng các nước Trung Đông, châu Phi, đến nay cộng đồng doanh nghiệp bắt đầu sản xuất hàng rất nhiều để thêm thị phần.

Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang