Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đi lễ chùa ngày Tết

Kinhtedothi - Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, cuộc sống thời bình từng bước trở lại. Đời sống tín ngưỡng phục hồi mạnh mẽ, kinh tế xã hội ngày càng được cải thiện…một cuộc sống bình nhật trở lại và ngày càng phong phú về văn hóa.
Đi lễ chùa đầu năm đã thành một nếp đón Tết, chơi Xuân. Tuy nhiên, trong niềm vui chung, cũng không tránh khỏi những hành vi chưa đẹp, những ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục hay vi phạm các quy định công cộng, quy định của pháp luật.
Vậy chúng ta đến với chốn thờ tự là chùa chiền trong dịp Tết thế nào cho đẹp đẽ, vui vẻ và an nhiên? Ngày Tết đi chùa thường có 3 mục đích: lễ bái - vãn cảnh và cúng dường.

Lễ bái là một nghi thức quan trọng của thực hành tín ngưỡng Phật giáo. Lễ là hành vi, là cử chỉ để bày tỏ sự cung kính của người đi chùa với Phật, Bồ Tát, các vị tăng ni, với chùa tháp tam bảo, các vị giám tự, tu hành và con người với con người. Khi đến chùa, người ta chú ý 4 thao tác lễ bái là thân lễ bái, tâm lễ bái, khẩu lễ bái và ý lễ bái. Thân thì phải chú ý đến phục trang, phải lành lặn đoan chính, đi đứng phải chậm rãi trang nghiêm, thi lễ phải cung kính lịch sự, dung mạo phải thanh thản hồn hậu. Tâm thì hướng đến thanh tịnh, hướng đến sự trong sáng, thành thực, cung kính, thiêng liêng. Khẩu thì hài hòa nhỏ nhẹ, miệng khấn lục tự khẩn niệm là “Nam mô A Di Đà Phật” (Nam mô là kính lễ, kính bái, A Di Đà là muôn muôn năm, vô lượng thọ, Phật là Đức Phật), cả câu có nghĩa là “Kính lễ Đức Phật muôn muôn năm”. Ý lễ bái là suy nghĩ về chính những việc được mất mà mình làm để chiêm nghiệm, là hướng đến những giáo lý, những chân lý cũng như lẽ sống mà mình đã được giáo tập. Những quy định lễ bái còn yêu cầu đến từng tình huống và hành vi đảnh lễ: khi thí chủ gặp nhau, khi gặp các bậc trưởng thượng, các vị tăng ni, khi đứng trước ban thờ và tượng Phật, khi dâng hương cúng dường, khi nhận lộc Phật…

Có chính lễ và tà lễ. Những lễ hướng thiện là chính lễ. Còn “ngã mạn kiêu tâm lễ” (lễ bái với cái tâm kiêu mạn), “xướng họa cầu danh lễ” (lễ bái để cầu danh) được gọi là tà lễ. Lễ bái đúng thì nhờ đó mà đời sau sẽ được 5 thứ công đức thù thắng (Lễ bái ngũ công đức) như: hình tướng xinh đẹp, giọng nói hay, có nhiều của báu, sinh vào nhà cao sang, sinh lên các cõi trời. Đó là đời sau, kiếp sau chứ không phải hôm nay và ngày mai, hôm nay và cả năm sau trong cõi thực sinh này.

Vãn cảnh là nói gọn hai chữ vãng cảnh. “Vãng” là đi đến, “cảnh” là cảnh quan, những thứ mà lục căn, lục thức con người có thể cảm thụ được. Ở đây là không gian chùa chiền. Trong không gian sinh tồn xã hội ngày xưa, chùa hoặc là nơi trung tâm, cao ráo, rộng rãi (so với nhà dân), hoặc nơi có núi non thì được chọn chỗ để vừa cao ráo, vừa sơn thủy hữu tình, vừa có đất để xây các công trình kiến trúc, lại vừa có vườn để trồng cây thuốc. Hai chữ “thắng cảnh” và “danh lam” đều khởi nguồn từ nhà Phật. Đức Phật là Chiến Thắng Phật, là Thắng Quán Phật, những gì thù thắng của Phật pháp thì gọi là “thắng”. Thắng cảnh chính là “cảnh Phật” vậy. “Danh” là nổi tiếng, “lam” vốn nói tắt chữ “Già lam”, đến lượt “già lam” lại là nói tắt của “tăng già lam ma”, phiên âm hán tự từ chữ phạm “Samhagharama”, nghĩa là chùa, hay tăng viên, tăng viện. Già lam là khu chùa nổi tiếng. Đến với khu chùa viện nổi tiếng để thăm thú thì người ta gọi là “vãn cảnh danh lam thắng cảnh” vậy. Sau này ta mới quen dần với cái nghĩa đó là cảnh đẹp nói chung. Đến vãn cảnh là đi ngắm cảnh chùa, đi tìm hiểu một nơi di tích văn hóa lịch sử để vui thích và hiểu biết, thưởng ngoạn tự nhiên và công trình kiến trúc truyền thống.

Cúng dường là đến chùa để góp công quả cho tăng hội, giáo đoàn, những người lo việc tín ngưỡng cho chúng ta. Nó là nói nôm của “cung dưỡng”. Cung là cung cấp, dưỡng là nuôi nấng. Chùa viện và tăng đoàn xưa sống bằng cúng dường. Các triều đại phong kiến trước đây ngoài giúp xây chùa, còn cấp cho chùa viện ruộng để cúng cấp lễ lạt. Có ruộng trồng mía, có ruộng trồng nếp. Người dân sẽ giúp đỡ nhà chùa canh tác ruộng ấy để thu hoa lợi. Đều là ruộng quan điền nên rất tốt. Từ đó mà dân gian có thành ngữ “Bờ xôi – ruộng mật”. Lúc đầu, sự cúng dường dùng để nuôi đời sống người tu hành là chính, sau cũng bao hàm sự cúng dường về tinh thần cho nên chia ra “Thân phần cúng dường” và “Tâm phần cúng dường”. Thân phần cúng dường là cung cấp thức ăn, vật dụng, quần áo, thuốc thang cho đời sống tăng ni…Tiến lên là cơ sở vật chất như đất đai, chùa tháp, tượng đồ, phòng ốc, kinh sách… Tâm cúng dường là đem tinh thần sung kính mà cúng dường cung kính, cúng dường lễ bái, cúng dường tán thán, cúng dường những sáng tạo nghệ thuật Phật giáo, độc kinh, chép kinh, truyền giáo lý, thực hành các đức hạnh… đều thuộc về Tam cúng dường.

So với các ứng xử và nghi thức đi chùa hiên tại thì ta thấy cơ bản là tốt đẹp. Tuy nhiên cũng không ít những vấn đề tiêu cực, đáng lo ngại và cần chấn chỉnh. Có những người đến chùa ăn mặc cẩu thả, trang phục lòe loẹt, đi đứng nói năng thiếu nghiêm trang, thi lễ thì qua quýt… đó là phạm vào “thân lễ bái”. Có người đi chùa do đua đòi hoặc lấy lệ, chỉ hướng đến cầu lợi cầu danh cho hôm nay đó là cái “tâm lễ bái” chưa tốt, vướng tam nghiệp tham sân si. Có người vào chùa nói năng bạt mạng, cười đùa vô tư… là phạm vào cái “khẩu lễ bái”. Có người đi chùa cúng dường đua đòi, vàng mã hương đăng đốt mù trời cho hơn người khác là sa vào tà lễ, mong thỏa cái tâm kiêu mạn mà thôi. Có người đi chùa mà không am hiểu ý nghĩa lịch sử, cảnh đẹp núi non, chỉ ham chụp ảnh lên phây, khoe với bạn bè thì cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của người hành hương danh lam thắng cảnh.

Thường thì các chùa cổ kính đều là những di tích văn hóa lịch sử và không phải ở đâu cũng gây nên tình trạng lộn xộn, phản cảm. Ngành văn hóa luôn luôn có những quy định kịp thời để chấn chỉnh những sai sót. T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng ra những quy định rất hợp lý cho nhà chùa và những người đi lễ hoặc vãn cảnh. Ý thức của mọi người càng ngày đang càng được nâng cao dần lên cùng sự phát triển của văn hóa xã hội. Đó là điều rất đáng ghi nhận. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ