Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điểm giao dịch lưu động: Đưa dịch vụ ngân hàng đến vùng sâu, vùng xa

Kinhtedothi - Với điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng được triển khai, khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa sẽ thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ khác của Agribank, giảm thời gian đi lại cũng như chờ đợi làm thủ tục.
Một mô hình thiết thực, hiệu quả
Hiện cả nước có hơn 10 triệu hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, trong khi nhu cầu vay vốn, tiết kiệm và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng tăng, nhất là những vùng điều kiện đi lại khó khăn, những nơi mà Agribank chưa có trụ sở ngân hàng. Theo thống kê của Agribank, khu vực Tây Nguyên bình quân 18 xã/phòng giao dịch; khu vực Trung du miền núi phía Bắc bình quân 15 xã/phòng giao dịch. Có những địa bàn khoảng cách từ xã xa nhất đến phòng giao dịch là trên 60km. Bên cạnh đó, bình quân một cán bộ tín dụng quản lý từ 800 - 1.000 hộ vay vốn trong điều kiện địa bàn đi lại vô cùng khó khăn. Trong bối cảnh đó, để duy trì và tăng trưởng dư nợ nông nghiệp, nông thôn là vấn đề không đơn giản.

Lãnh đạo Văn phòng đại diện Agribank tại Xuân Lộc - Đồng Nai. Ảnh: Nguyễn Trung

Để giải quyết những vấn đề trên thì việc xây dựng mạng lưới Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng sẽ tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực cho Agribank bởi chi phí để mở, xây dựng một phòng giao dịch lớn hơn nhiều lần so với Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng. Theo tính toán của Agribank, việc giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng không làm tăng số lượng lao động của đơn vị mà chỉ thực hiện sắp xếp lại lao động, thay vì việc cán bộ ngồi giao dịch tại Trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch thì cán bộ sẽ luân phiên tham gia Tổ giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng đi xuống địa bàn đã được xác định trước, nhằm giảm thiểu khách hàng ở xa phải đến Trụ sở Chi nhánh giao dịch.

Năm 2017, được sự phê duyệt của NHNN, Agribank triển khai Đề án Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với mục tiêu mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa. Từ tháng 11/2017, Agribank tổ chức triển khai thử nghiệm Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại một số địa phương gồm Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Thuận và đã thành công trong việc thử nghiệm, đáp ứng nhu cầu gửi, vay vốn; cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng, được chính quyền, Nhân dân các địa phương đánh giá cao và đồng tình ủng hộ.

Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn

Bằng việc trang bị những thiết bị tối cần thiết để thuận tiện cho các hoạt động giao dịch tại chỗ, điểm giao dịch lưu động thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ: Giải ngân các khoản vay đã được phê duyệt; thu nợ, lãi tiền vay... từ khách hàng do Agribank cho vay trực tiếp hoặc cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết tiết kiệm do Agribank phát hành; cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích khác... Kết hợp cho vay qua tổ, việc hình thành và đưa vào triển khai Điểm giao dịch lưu động góp phần giảm tải, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank trên thị trường.

Theo kế hoạch, ngay từ tháng 1/2018, Agribank sẽ chính thức triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại 62 tỉnh, thành với tổng số 68 xe của giai đoạn I. Đối với các tỉnh có địa bàn rộng, Agribank sẽ ưu tiên bố trí nhiều xe chuyên dùng để triển khai nhiều điểm giao dịch nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Đề án thành lập Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đi vào hiện thực sẽ góp phần giúp Agribank tiếp tục mở rộng mạng lưới tại các vùng xa xôi, hẻo lánh trên phạm vi cả nước; phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt tín dụng đen; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đồng bằng. Từ đó, góp phần chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, củng cố và nâng cao niềm tin của người dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi góp phần củng cố và tăng cường uy tín, vị thế của Agribank, ngày càng đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

09 Jul, 09:01 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP ngày 8/7/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 8/7/2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ