Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Điểm mặt 6 doanh nhân Việt Nam trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất thế giới Forbes cập nhật, Việt Nam đã có 6 tỷ phú USD lần lượt theo thứ tự: ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Bá Dương, ông Nguyễn Đăng Quang, ông Hồ Hùng Anh, ông Nguyễn Đăng Quang, ông Trần Đình Long.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup
Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 190 điểm từ vùng đáy cuối tháng 3, tương ứng hồi phục hơn 28,7% trong gần 2 tháng qua. Đi kèm với đó, nhiều cổ phiếu trên thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu VN30 cũng tăng bình quân 30 - 50% trong cùng khoảng thời gian trên, đồng nghĩa với việc khối tản sản của các tỷ phú cũng tăng theo.
 Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. 
Theo số liệu cập nhật của Forbes mới đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng (sinh năm 1968 tại Hải Phòng) là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup đang sở hữu khối tài sản 6 tỷ USD, là người đàn ông giàu nhất Việt Nam. So với hồi đầu tháng 4 (ngày 8/4), tài sản của tỷ phú Vượng đã tăng 400 triệu USD.
Ông Vượng đã theo học và tốt nghiệp Đại học vào thời điểm Liên Xô cũ tan ra. Sự sụp đổ gây ra nhiều hệ lụy nhưng cũng đem lại cơ hội cho những người có khả năng mang tầm nhìn xa.
Trở về Việt Nam, Ông Vượng đầu tư bất động sản, xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Nha Trang và đầu tư xây dựng ngay tại Thủ đô Hà Nội. Mọi sự lựa chọn của ông Vượng đều chứng tỏ sự đúng đắn khi kinh doanh tiếp tục thành công và Vingroup đã chính thức ra đời vào năm năm 2012.
Hiện nay, Vingroup là một trong những "gã khổng lồ" của Đông Nam Á với nhiều lĩnh vực kinh doanh như công nghiệp, công nghệ, xây dựng và phát triển các khu đô thị, trung tâm mua sắm, khách sạn và khu nghỉ dưỡng - công viên giải trí...; hệ thống bệnh viện, các cơ sở giáo dục, trung tâm hội nghị.
Trong năm 2019, doanh thu thuần của Vingroup tăng nhẹ 7% lên mức hơn 130.000 tỷ (5,6 tỷ USD) và lợi nhuận tăng khá mạnh thêm 24% so với năm trước đó lên trên 7,7 tỷ đồng.
Theo Forbes, vốn hóa thị trường của Vingroup đạt trên 14 tỷ USD, trong khi tài sản của vị tỷ phú này ước tính thường xuyên trên 6 tỷ USD. Ông Vượng cũng là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam và nằm trong top 300 người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes.
Bà Nguyễn Phương Thảo - Tổng giám đốc VietJet Air
 Tỷ phú Nguyến Phương Thảo
Tiếp theo, là nữ tướng của VietJet Air, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1970 tại Hà Nội) , là một nữ doanh nhân, tỷ phú hiện trên cương vị là tổng giám đốc của VietJet Air, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank Bà là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD, sau ông Phạm Nhật Vượng. Bà Thảo hiện đang sở hữu khối tài sản 2,3 tỷ USD, so với hồi đầu tháng 4/2020, tài sản của bà Thảo đã tăng 200 triệu USD.
Khối tài sản của bà Thảo giảm 2 tỷ USD so với năm ngoái và cán mốc 2,1 tỷ USD. Dù vậy khối tài sản này vẫn giúp bà cải thiện thứ hạng, đứng thứ 1.001, hơn 7 bậc so với danh sách năm ngoái. Tên tuổi nữ doanh nhân này gắn liền với VietJet Air, hãng hàng không tư nhân có quy mô vốn hóa gần 3 tỷ USD (thời điểm giữa tháng 2/2019).
Bà Thảo còn có 15 năm làm việc tại HDBank trong lịch sử 30 năm hoạt động của ngân hàng này, đồng thời trực tiếp nắm giữ 3,67% cổ phần của HDBank.
Hàng không cũng chính là lĩnh vực đưa bà Thảo trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của khu vực. Tính cả năm 2019, Vietjet Air thu về 52.059 tỷ đồng doanh thu và 5.010 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản đạt mức 47.608 tỷ đồng.
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP ô tô Trường Hải
 Tỷ phú Trần Bá Dương
Vị trí người giàu thứ 3 Việt Nam vẫn thuộc về ông Trần Bá Dương và gia đình. Ông Trần Bá Dương (sinh năm 1960 tại Huế). Ông là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO). Ngoài ra, ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
Tính đến ngày 24/5, tài sản ròng của ông Dương và gia đình được Forbes ước tính đạt 1,5 tỷ USD - giảm 200 triệu USD so với khi doanh nhân này xuất hiện trong danh sách của Forbes năm ngoái. Ông và gia đình đang đứng 1.415, thấp hơn thứ hạng 1.349 của năm 2019.
Năm 2020, doanh nghiệp này đề ra mục tiêu giữ vững vị trí đứng đầu thị trường ô tô trong nước với thị phần trên 30%. Doanh thu kì vọng đạt 70.000 tỷ đồng và tổng giá trị xuất khẩu ô tô đạt trên 50 triệu USD.
Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 
 Tỷ phú Hồ Hùng Anh
Tỷ phú Hồ Hùng Anh (sinh năm 1970 tại Hà Nội, nguyên quán Thừa Thiên Huế) là doanh nhân, tỷ phú USD người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Ông Hồ Hùng Anh cũng có khối tài sản tăng 100 triệu USD so với hồi đầu tháng 4/2020. Số liệu cập nhật của Forbes, ông Hùng Anh đang sở hữu khối tài sản trị giá 1,2 tỷ USD.
Đây là năm thứ hai liên tiếp ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank được Forbes vinh danh trong danh sách tỷ phú thế giới. So với lần xếp hạng năm 2019, tài sản của ông Hùng Anh năm nay giảm từ mức 1,7 tỷ USD ghi nhận tháng 3/2019 xuống còn khoảng 1 tỷ USD. Hiện ông đang đứng vị trí thứ 1.990 trong danh sách của Forbes.
Năm 2019, Techcombank đạt 12.838 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng 20%, vượt xa các ông lớn nhà nước là BIDV và Vietinbank. Tổng tài sản nhà băng này tính đến ngày 31/12/2019 tăng 20% đạt 383.699 tỷ đồng, huy động tiền gửi của khách hàng tăng 14,8% đạt 231.297 tỷ đồng.
So với thời điểm đầu tháng 4/2020 khi Forbes chốt danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh, Việt Nam đã có thêm 2 đại diện. Cụ thể là tỉ phú Nguyễn Đăng Quang và tỷ phú Trần Đình Long. Theo số liệu của Forbes, cả hai tỷ phú đều đang sở hữu khối tài sản 1 tỷ USD.
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group 
 Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang
Ông Nguyễn Đăng Quang (sinh năm 1963 ở Quảng Trị) từng học tập và sinh sống ở Đông Âu. Chủ tịch Masan Group bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây.
Đến năm 2002, nước tương Chin-su ra đời, cũng là thời điểm ông Quang đưa Masan trở về Việt Nam. Các năm sau đó, Masan Group liên tục thành công và xuất hiện thường trực trong bếp của người Việt với các sản phẩm như nước mắm Chin-su vào năm 2003, mì Omachi vào năm 2007.
Không dừng lại ở thị trường trong nước, tham vọng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài đã được Masan chỉ rõ bằng cái bắt tay với đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015.
 Tỷ phú Trần Đình Long. 
Người đứng trong top 6 tỷ phú USD được Forbes bình chọn là tỷ phú Trần Đình Long (sinh năm 1961 tại Hải Dương), là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép Việt Nam.
Trần Đình Long được gọi là “Vua thép” khi đang trên cương vị Chủ tịch HĐQT Hòa Phát. Tập đoàn này hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: sắt thép xây dựng, ống thép và tôn mạ, nội thất, bất động sản, nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi… Nhưng sản xuất thép vẫn chiếm tỷ trọng 80% doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn. Hiện nay, Hòa Phát là đã trở thành doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 22% và 26%.
Năm 2016, ông được coi là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết. Đến tháng 3 năm 2020, Trần Đình Long vẫn tiếp tục giữ ngôi vị người giàu thứ ba trên thị trường chứng khoán.
Tháng 3/2018, doanh nhân giàu có Trần Đình Long còn được tạp chí danh tiếng của Mỹ Forbes đưa vào danh sách “tỷ phú USD” giàu nhất thế giới đứng thứ 1.756 trên bảng xếp hạng với khối tài sản lên đến 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó vị doanh nhân này đã rớt khỏi danh sách trên khi tài sản sụt giảm dưới 1 tỷ USD.
Cập nhật của Tạp chí xếp hạng Forbes (Mỹ) theo khung thời gian thực cho thấy, mặc dù không còn nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2020, song giá trị tài sản của ông Trần Đình Long hiện đã quay về mốc 1 tỷ USD (tăng 28 triệu USD trong 1 ngày).