Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Điểm sáng quy hoạch phía Tây Nam Hà Nội, bất động sản tiếp tục nóng lên

Nguyễn Trung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phê duyệt Quy hoạch đường Lê Trọng Tấn kéo dài đến đường Vành đai 3, tiếp nối tuyến đường Nguyễn Xiển – Xa La, bức tranh quy hoạch phía Tây Nam Hà Nội liên tục đón nhận những điểm sáng mới về hạ tầng giao thông, quy tụ nhiều công trình văn hóa, xã hội và các dự án bất động sản thế hệ mới.

Quy hoạch hạ tầng đồng bộ, phát triển các dự án bất động sản thế hệ mới

Theo thống kê, 2 năm trở lại đây, giá trị bất động sản tại khu vực phía Tây Nam Hà Nội đang có sự tăng trưởng vượt bậc, tính thanh khoản tăng cao nhờ quy hoạch hạ tầng đồng bộ, quỹ đất rộng, quy tụ nhiều dự án bất động sản quy mô lớn. Xét về quy hoạch hạ tầng giao thông hai năm trở lại đây, những dự án trọng yếu giúp bộ mặt khu vực phía Tây Nam “thay da, đổi thịt”, đầu tiên phải kể đến tuyến đường vành đai 2.5 nằm giữa đường vành đai 2 và vành đai 3, chạy qua các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, đây là những tuyến đường nằm hoàn toàn trong khu vực nội đô Hà Nội với tổng chiều dài 21,2 km.

Theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tuyến đường vành đai 2.5 sẽ là trục giao thông huyết mạch, xuyên qua hàng loạt các quận nội thành, mở rộng giao thông cũng như tăng khả năng tạo động lực phát triển về dịch vụ, thương mại, đặc biệt là các tuyến đường đang có tiềm năng phát triển như đường Kim Đồng - Giải Phóng - Định Công.

Tiếp đến là tuyến đường nối Nguyễn Xiển – Xa La nằm trong tổng thể dự án đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến khi thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2018, tuyến đường sẽ giúp cho người dân rút ngắn thời gian di chuyển từ các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân tới quận Hà Đông chỉ mất 10 phút chạy xe, giảm đáng kể áp lực giao thông cho trục đường Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông)

Mới đây nhất, UBND TP Hà Nội thông qua quy hoạch tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài đến đường Vành đai 3 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về giao thông, khi rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực phía Tây Nam đường Vành đai 3 lên khu vực trung tâm phố cổ, giảm áp lực giao thông tới các tuyến đường Giải Phóng và Nguyễn Trãi, hình thành một trục đường hướng tâm mới, từ Thanh Hà, Xa La đến trung tâm Thành phố.

Với việc xây dựng 3 tuyến đường huyết mạch trên, thuận tiện kết nối khu vực Nguyễn Xiển ra cả 4 hướng: Đông – Tây – Nam – Bắc của Thành phố Hà Nội, tăng khả năng kết nối liên vùng, giải quyết hiệu quả tình trạng ùn tắc giao thông, giúp hạ tầng giao thông của khu vực này trở nên thông thoáng, bất động sản quanh trục đường này đã nhanh chóng trở thành điểm nóng của thị trường Hà Nội, giá trị bất động sản sẽ vượt qua cả khu vực phía Tây Hà Nội đã quá đông đúc và đây có thể coi là thời điểm vàng cho các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực đón sóng bất động sản khu phía Tây Nam Hà Nội.

 Bản đồ quy hoạch đường Lê Trọng Tấn kéo dài đến đường Vành đai 3, tiếp nối tuyến đường Nguyễn Xiển – Xa La

Hệ thống tiện ích xã hội liên tục được bổ sung nâng cấp thông qua hệ thống hạ tầng đồng bộ

Cùng với lợi thế về vị trí, giao thông thuận tiện, một trong những yếu tố then chốt khiến khu vực phía Tây Nam Hà Nội đáp ứng đầy đủ nhu cầu về cuộc sống tiện nghi, đó là sự hiện hữu của mạng lưới tiện ích ngoại khu trong các lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống, như giáo dục, y tế, với trường Tiểu học Nguyễn Trãi, trường THCS Kim Giang, trường THPT Amsterdam, Bệnh viện K Tân Triều, Bệnh viện Y học cổ truyền Dân tộc Quân đội, Siêu thị Fivimart Nguyễn Trãi, Công viên Chu Văn An, Trung tâm Hội nghị Quốc gia…

Bên cạnh đó, quy hoạch giao thông xưa nay vẫn được ví như “ngòi nổ” kích hoạt sự phát triển của một khu vực, bất động sản phía Tây Nam Hà Nội cũng không phải ngoại lệ. Cùng với những thay đổi về quy hoạch, một trong những lực đẩy khiến đất động sản phía Tây Nam trở nên nóng sốt với một hệ thống tiện ích tiếp tục được bổ sung, nâng cấp, điển hình là công trình đại công viên Chu Văn An với quy mô lên tới 100ha bao gồm một khu tưởng niệm giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống, hai quảng trường trung tâm, hồ điều hòa, cùng nhiều khu chức năng cây xanh, vui chơi phục vụ cư dân khu vực lân cận.

Gần đây, việc Hãng Samsung lựa chọn khu vực Nguyễn Xiển làm địa điểm xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm với tổng mức đầu tư trên 300 triệu đô đã gây sự chú ý đối với giới bất động sản, dự kiến Trung Tâm nghiên cứu và phát triển Samsung sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2019, quy tụ hơn 4000 nhân lực cao cấp, góp phần tạo nên một cộng đồng tri thức khu vực phía Tây Nam Hà Nội, tăng nhu cầu về nhà ở tại khu vực lân cận.

Đất vàng thu hút đầu tư

Theo đúng xu hướng đón đầu hạ tầng để phát triển bất động sản, không khó để nhận ra các đơn vị phát triển dự án đã nhìn thấy tiềm năng lớn của khu vực phía Tây Nam Hà Nội, rút kinh nghiệm từ những sai lầm về quy hoạch từ thời kì phát triển nóng của khu vực phía Tây Hà Nội, nhiều dự án quy mô đã quy tụ về đây và đang dần hình thành, đem đến cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội một diện mạo mới và mang tới cho các nhà đầu tư, người mua nhà nguồn cung phong phú với nhiều lựa chọn. Những dự án bất động sản thế hệ mới đồng bộ về hạ tầng, kiến trúc, chú trọng tới yếu tố chất lượng sống của cư dân, tích hợp tiện ích trong không gian gần gũi với thiện nhiên theo tiêu chuẩn quốc tế khi đi vào hoạt động sẽ hứa hẹn góp phần không nhỏ nâng tầm diện mạo khu vực này, trong đó phải kể đến một số dự án nổi trội đang hoàn thiện như dự án The Manor Central Park, Hòa Bình Green, The Eden Rose, Athena Fulland, … Trong đó, thông tin mới nhất về quy hoạch tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài nối đường Nguyễn Xiển tháng 6 vừa qua khiến giới bất động sản đặc biệt quan các dự án giáp tuyến đường Nguyễn Xiển và cư dân đã hoặc sẽ mua nhà trong thời gian tới có lẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất do giá bất động sản dự báo sẽ tăng cao.