Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Điểm sáng từ hoạt động xuất nhập khẩu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) dự tính đạt 911,1 ngàn tỷ đồng, chi NSNN dự tính là 1.147,1 ngàn tỷ đồng, bội chi chiếm 5% GDP, nợ công chiếm 64%, nợ nước ngoài chiếm 42,6% GDP...

Đó là những chỉ tiêu chính mà ngành tài chính đặt ra và phấn đấu đạt được trong năm 2015.

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán

Theo số liệu mới nhất, ngay trong những ngày đầu năm 2015, tổng thu NSNN của cả nước đạt 81,3 ngàn tỷ đồng, bằng 8,9% dự toán, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, hầu hết các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đều đạt khá so dự toán.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, tiếp tục đà phát triển thuận lợi trong những tháng cuối năm 2014, thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ.
Bốc dỡ hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng.              Ảnh: Trần Dũng
Bốc dỡ hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Trần Dũng
Tuy nhiên, một thách thức lớn đang đặt ra, đó là giá một số mặt hàng xuất nhập khẩu có đóng góp số thu lớn cho NSNN giảm, đã tác động đến số thu trong kỳ, như: Trị giá kim ngạch dầu thô xuất khẩu giảm 36,5%; xăng dầu nhập khẩu giảm 48,2%... Riêng về số thu từ dầu thô tháng 1 giảm do giá dầu tiếp tục giảm trên 20% so với cuối năm 2014.

Trước diễn biến giá dầu giảm mạnh, Bộ Tài chính đã chủ động triển
Triển vọng xuất khẩu năm 2015 được dự báo khả quan với tốc độ tăng tổng kim ngạch trên 10% và nhập khẩu tiếp tục được kiểm soát tốt đi đôi với tăng cường chống buôn lậu, cơ cấu lại hàng hóa và thị trường xuất - nhập khẩu đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động này… là cơ sở để có thể tin rằng thu NSNN từ hoạt động này trong năm 2015 sẽ vượt con số dự toán là 175.000 tỷ đồng.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Anh
khai các giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN, quyết liệt chống thất thu và xử lý nợ đọng; điều chỉnh kịp thời thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu hỏa, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế; chủ động các phương án điều hành, đảm bảo cân đối NSNN…

Bên cạnh đó, năm 2015, ngành tài chính cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi tăng trưởng, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển, từ đó tạo nguồn thu ngân sách; kết hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa - tiền tệ. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về thuế và hải quan; Phấn đấu giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, hải quan cho cá nhân, tổ chức và DN.

Siết chặt kỷ cương tài chính

Mặc dù thu NSNN đạt được những kết quả khả quan, song trong tháng 1/2015, bội chi ngân sách ước đạt 13,3 ngàn tỷ đồng, bằng 5,9% dự toán. Theo Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bội chi ngân sách là do để tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngay từ đầu năm, ngành tài chính đã chủ động tạm cấp kinh phí tháng 1/2015 cho các đơn vị đang trong thời gian chờ phân bổ dự toán; thực hiện chi trả trước tiền lương hưu và các khoản trợ cấp đến hết tháng 2/2015 tạo điều kiện cho các đối tượng là người có công với cách mạng, người hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội vui đón Tết cổ truyền…

Bên cạnh nhóm giải pháp tăng thu thì nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu được Bộ Tài chính triển khai là tiết kiệm chi để giảm bội chi ngân sách. Trong năm 2015 và những năm tiếp theo, Bộ Tài chính vẫn dồn mục tiêu ưu tiên vào công tác điều hành ngân sách theo hướng linh hoạt, chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo nguồn cho chi đầu tư phát triển, chi cho an sinh xã hội..., đồng thời góp phần làm giảm bội chi ngân sách theo lộ trình đã định.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dự toán chi NSNN trong năm 2015 sẽ được bố trí trên nguyên tắc chặt chẽ, triệt để, tiết kiệm; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngoài lương của các cơ quan, đơn vị. Trong năm, kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ khởi công, khánh thành… cũng sẽ được xem xét cắt giảm tối đa. Đặc biệt, sẽ không mua xe công, trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật.

Đi cùng với thực hiện tiết kiệm là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; rà soát, loại bỏ các dự án không hiệu quả; Kiểm soát chặt chẽ nợ chính quyền địa phương, cấp bảo lãnh Chính phủ, vay về cho vay lại; hạn chế phát sinh nợ dự phòng của Chính phủ; Đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công, chủ động tăng phát hành trái phiếu Chính phủ dài hạn (kỳ hạn từ 5 năm trở lên)... Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN, rà soát, xác định thứ tự ưu tiên để bố trí có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng nguồn lực, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội quyết định 5% GDP, thấp hơn so với năm 2014 (5,3% GDP)...