Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điện gió Bạc Liêu thu 1,8 triệu EUR từ bán tín chỉ carbon

Kinhtedothi – Dự kiến đến cuối năm 2024, 3 dự án điện gió ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thu về 1,78 triệu EUR ( khoảng 47 tỉ đồng) từ việc đã và đang bán 990.00 tín chỉ carbon sang thị trường châu Âu.

Du lịch đang là thế mạnh của Điện gió Bạc Liêu (Hoàng Nam)

Ngày 5/8, trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, ông Hoàng Văn Cường, Giám đốc 03 Ban quản lý dự án điện gió ở huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu cho biết, đến cuối năm nay 03 dự án điện gió này sẽ bán được 990.000 tín chỉ carbon, thu về 1,78 triệu ER. Đó là là điện gió Hòa Bình 1 (Công ty cổ phần Đầu tư Điện gió Hòa Bình 1), dự án điện gió Hòa Bình 2 (Công ty TNHH Đầu tư Điện gió Hòa Bình 2) và dự án Hòa Bình 1 – giai đoạn 2 (Công ty TNHH Điện gió Hòa Bình 1 – giai đoạn 2). Theo ông Hồ Văn Cường, cả 03 dự án hiện tại có 39 trụ turbine gió được đầu tư theo từng giai đoạn, vận hành những trụ điện gió đầu tiên vào năm 2021, năm 2022 đã bắt đầu thực hiện các bước để phát hành tín chỉ carbon. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã có 390.000 tín chỉ carbon của năm 2021-2022 đã được đối tác bên mua xác nhận. Dự kiến đến cuối năm, sẽ xác nhận tiếp 600.000 tín chỉ carbon của 2 năm 2023-2024, nâng tổng số tín chỉ carbon bán đươc lên gần 1 triệu tín chỉ với giá bán 1,8 euro/tín chỉ carbon, thu về 1,78 triệu EUR (khoảng 47 tỉ đồng). “Cả 03 dự án trên đều kết nối ra thị trường thế giới qua tiêu chuẩn vàng GS (Gold Standard) của Thụy Sỹ, người mua là Tập đoàn South Pole (Thụy Sỹ)” - ông Hoàng Văn Cường cho biết thêm.
Ông Trần Trung Vỹ, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh đang có nhiều dự án điện gió ven biển và trên biển nhiều nhất Việt Nam, nhưng đến nay thì đây là 3 dự án điện gió lần đầu tiên bán tín chỉ carbon ra châu Âu của tỉnh. Việc 03 dự án này bán tín chỉ carbon sang Châu Âu là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp. Theo đó, các dự án điện gió trên địa bàn nên tham khảo, áp dụng các tiêu chuẩn về thị trường carbon để tiến tới bán tín chỉ carbon, gia tăng nguồn thu cho doanh nghiệp” – ông Trần Trung Vỹ nói.
Đến nay, cả nước hiện đã có 100 dự án đăng ký bán tín chỉ carbon thành công, trong đó có hơn 50% theo tiêu chuẩn GS của Thụy Sỹ. Theo một số doanh nghiệp,  để đăng ký theo tiêu chuẩn GS của Thụy Sỹ, phải mất đến 1,5 năm để đăng ký, thẩm định, tính toán và 0,5 năm để phát hành ra thị trường thế giới.

 

Các doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế tại Bạc Liêu

Các doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế tại Bạc Liêu

Điện mặt trời ở Bạc Liêu: nóng đầu vào, lạnh đầu ra

Điện mặt trời ở Bạc Liêu: nóng đầu vào, lạnh đầu ra

Bạc Liêu: kiên quyết xử lý nhưng nợ thuế vẫn hơn 405 tỷ đồng

Bạc Liêu: kiên quyết xử lý nhưng nợ thuế vẫn hơn 405 tỷ đồng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miền Bắc, Hà Nội sắp chuyển mưa, chấm dứt nắng nóng

Miền Bắc, Hà Nội sắp chuyển mưa, chấm dứt nắng nóng

18 Apr, 05:13 PM

Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 19/4, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Giải pháp giảm ô nhiễm không khí mùa nắng nóng

Giải pháp giảm ô nhiễm không khí mùa nắng nóng

17 Apr, 06:37 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang chuẩn bị bước vào mùa Hè nắng nóng, với dự báo nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, kéo theo nguy cơ ô nhiễm không khí chuyển đổi hình thái. Ngoài bụi mịn PM2.5 quen thuộc, khí ozone ở tầng thấp gia tăng dưới tác động của nắng nóng có nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ