Diện mạo “mỗi ngày thêm xanh, sạch, đẹp” của sông Tô Lịch
Kinhtedothi - Công cuộc “hồi sinh” sông Tô Lịch được thực hiện khẩn trương, toàn diện trong suốt hơn nửa năm qua. Thành quả thu được là rất đáng ghi nhận, khi diện mạo dòng sông lịch sử của Thủ đô đang “mỗi ngày mỗi khác”.

Sông Tô Lịch đang "mỗi ngày mỗi khác" khi hàng loạt các giải pháp "hồi sinh" đã dần cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Mới đây, báo cáo tại cuộc họp cuộc họp về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch, ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã nêu những thông tin rất đáng chú ý.
Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, các đơn vị đã hoàn thành giai đoạn I việc nạo vét bùn lòng sông (từ đường Hoàng Quốc Việt đến cầu Khương Đình) với chiều dài tuyến khoảng 7km, khối lượng khoảng 49.914m3.
Công tác nạo vét bùn thải được thực hiện nhiều tháng qua đã giúp chất lượng nước sông Tô Lịch cải thiện đáng kể.
Đối với nội dung đấu nối 63 cửa xả còn lại dọc sông Tô Lịch (bổ sung thu gom cửa xả từ đường Hoàng Quốc Việt đến đập dâng), đến nay đã hoàn thành đấu nối 19/63 cửa; đang thực hiện 42/63 cửa. Dự kiến hoàn thành công tác thi công trong tháng 7/2025, để thực hiện chỉnh trang sau quá trình thi công trong tháng 8/2025.
Hiện các cửa xả còn lại từ khu vực đập dâng đến cuối sông Tô Lịch (ngã ba sông Tô Lịch, Nhuệ) phía bờ phải sông Tô Lịch còn khoảng 10 cửa xả, bờ trái hạ lưu sông Kim Ngưu còn khoảng 63 cửa xả, Ban Quản lý dự án nghiên cứu đề xuất dự án riêng về Yên Xá.

Đập dâng đầu tiên trên sông Tô Lịch đang dần thành hình.
Công tác chỉnh trang vệ sinh môi trường, cây xanh 2 bên sông Tô Lịch cũng đang được đẩy nhanh. Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội và các nhà thầu được giao thực hiện công tác duy trì cây cảnh, cây mảng, thảm cỏ trên tuyến đường Láng và dọc bờ sông Tô Lịch thường xuyên, liên tục, đảm bảo tần suất theo quy định.
Đặc biệt, công trình đập dâng đầu tiên trên sông Tô Lịch, đặt tại Thanh Liệt hiện đã hoàn thành khoảng 65% tổng khối lượng. Trong đó, hạng mục đập chính đạt trên 90%. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải Yên Xá – dự án được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo môi trường sông Tô Lịch trong tương lai gần.

Nước thải ra sông cũng đã không còn màu đen như trước.
Khi hoàn thành, công trình đập dâng sẽ có vai trò điều tiết dòng chảy, giữ mực nước ổn định cho sông Tô Lịch, đồng thời ngăn nước ô nhiễm từ sông Nhuệ chảy ngược vào. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường sống, giảm thiểu mùi hôi và tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho đô thị Hà Nội.
Công nhân tích cực làm việc tại công trình đập dâng nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công.
Hình ảnh ấn tượng tại đập dâng đầu tiên trên sông Tô Lịch.
Dòng nước chảy ra trong vắt
Đập dâng giúp nâng mực nước trên sông Tô Lịch.

Tại khu vực gần cầu Dậu, sông Tô Lịch hiện ra với màu xanh mát mắt.

Khu vực đường Kim Giang, màu xanh cũng dần bao phủ hai bên bờ sông.

Công tác chỉnh trang hai bên bờ sông đang được gấp rút triển khai.

Sông Tô Lịch đang "thay da đổi thịt" từng ngày.

Bên cạnh những hình ảnh ấn tượng, tình trạng chiếm dụng vỉa hè bờ sông làm nơi đỗ xe vẫn tồn tại ở một số nơi.

Một bãi tập kết vật liệu, phương tiện nằm ngay sát bờ sông.

Thậm chí ở khu vực gần Ngã Tư Sở còn có một điểm trông giữ xe ô tô được bố trí ngay trên vỉa hè sát bờ sông.

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hà Nội tăng tốc thi công đập dâng, quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ
Kinhtedothi - Gần 6 tháng kể từ khi Hà Nội chính thức chỉ đạo đẩy nhanh công tác hồi sinh sông Tô Lịch, hàng loạt hoạt động trọng điểm đã được triển khai, bước đầu đem lại những kết quả khả quan. Trong đó, đập dâng đầu tiên – công trình kỹ thuật then chốt – đang sắp hoàn thiện, chuẩn bị đưa vào vận hành trong tháng 8 tới.

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch
Kinhtedothi - Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.

Cận cảnh đập dâng giữ nước dần hình thành trên sông Tô Lịch
Kinhtedothi - Với mục đích cải thiện tình trạng ô nhiễm và khôi phục dòng chảy của sông Tô Lịch, dự án xây dựng đập dâng dần hình thành sau hơn 4 tháng triển khai. Theo kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý III/2025 để chuẩn bị cho việc bổ cập nước từ sông Hồng.