Điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu: Thêm công cụ để tăng hiệu quả
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định.

Xăng, dầu là nhiên liệu thiết yếu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đời sống của người dân. Vì vậy, việc có thêm các giải pháp bình ổn giá mặt hàng này là cực kỳ cần thiết. Quyết định giảm kịch trần thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu mới đây của Chính phủ góp phần điều tiết giá xăng đã được người dân và DN đón nhận tích cực. Ngoài ra, Bộ Tài chính đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá, trình Chính phủ phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và giảm thuế giá trị gia tăng đối với xăng, dầu.
Mới đây nhất, Bộ này cũng gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định về dự án Nghị định sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 (xăng động cơ, không pha chì). Theo đó, thay vì mức đề xuất điều chỉnh thuế nhập khẩu MFN này từ 20% về 12% như trước đó, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm hẳn xuống còn 10%, tương đương giảm một nửa so với thuế suất đang áp dụng.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo tính kịp thời trong việc ổn định, đa dạng hóa nguồn cung xăng, đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần kiềm chế sự gia tăng của giá xăng, dầu trong nước, việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN với mặt hàng xăng là phương án hợp lý. Các giải pháp hỗ trợ về thuế cũng nhằm góp phần giảm giá xăng, dầu, hỗ trợ người dân, DN phục hồi và phát triển kinh tế.
Các chuyên gia cũng nhận định, muốn giảm giá xăng, dầu nhanh, giải pháp hiệu quả nhất là giảm thuế. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn thu ngân sách từ xăng, dầu vẫn chiếm tỷ lệ lớn hiện nay, đòi hỏi phải có quá trình đánh giá tác động đa chiều. Mặt khác, việc giảm thuế xăng dầu cũng phải xác định được khả năng điều hành giá xăng, dầu trong nước, kiểm soát giá và chống buôn lậu xăng, dầu ra nước ngoài. Đó là bài toán cần tính đến.
Ngoài ra, ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, giá xăng, dầu lên xuống hàng ngày theo biến động thị trường và Nhà nước có kho dự trữ rất lớn, muốn tác động giá sẽ xả các kho này. Còn ở Việt Nam, kho dự trữ xăng, dầu quốc gia rất mỏng và vẫn gộp chung với kho dự trữ của các DN đầu mối. Vì thế, ngoài giảm thuế để điều tiết giá xăng, các giải pháp bình ổn khác như tăng dự trữ nguồn cung, hỗ trợ an sinh cho người dân… cũng cần được tính đến để điều khiển, can thiệp trong trường hợp giá tăng sốc, hỗ trợ điều hành giá tốt hơn.
Giảm thuế môi trường xăng dầu: Đã đủ tác động tích cực đến nền kinh tế?
Kinhtedothi-Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn về mức sàn, từ 11/7/2022. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm nay là 4% đòi hỏi một sự cố gắng vượt bậc bằng nhiều giải pháp, chính sách cụ thể từ tầm vĩ mô cho đến DN và người tiêu dùng.

Triển khai ngay nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu
Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 4280/VPCP-KTTH ngày 10/7/2022 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc triển khai Thông báo của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Ban Dân nguyện kiến nghị Chính phủ có giải pháp bình ổn giá xăng dầu
Kinhtedothi - Sáng 11/7, tại Phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2022. Trong đó, cử tri lo lắng về tình trạng giá xăng dầu vẫn ở mức cao, kéo theo nhiều giá dịch vụ, hàng hóa khác tăng.