Điều chỉnh nâng mức tiền trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang gửi phiếu chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, cho biết: Qua tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri tỉnh Tiền Giang cho rằng mức hỗ trợ cho người có công với cách mạng hiện nay còn thấp, đặc biệt khi giá cả ngày một tăng.

Trong bối cảnh số người có công với cách ngày một ít đi, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày một khởi sắc, các cử tri có nguyện vọng tăng mức hỗ trợ người có công với cách mạng. Đây cũng là cách để góp phần nâng cao chất lượng, chăm lo tốt hơn cho đời sống của người có công với cách mạng.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Cầm đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết quan điểm trong việc kịp thời tham mưu với Chính phủ để nâng mức hỗ trợ người có công với cách mạng.
Với nội dung chất vấn của Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã có phản hồi. Theo đó, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn quan tâm chăm lo thực hiện tốt công tác người có công với cách mạng. Hiện thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từng bước được hoàn thiện; đối tượng người có công với cách mạng được mở rộng; chế độ ưu đãi ngày một nâng cao. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng luôn được điều chỉnh theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, cân đối với trợ cấp bảo hiểm xã hội và mức lương cơ sở.
Chăm lo tốt hơn nữa cho đời sống người có công với cách mạng, ngày 21/7/2023, Chính phủ đã bạn hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng kể từ ngày 1/7/2023. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 26,54%.
Mức chuẩn này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Chính phủ đã giao Bộ LĐTB&XH trong quý IV/2024 hoàn thành xây dựng Nghị định của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phải là mức cao nhất
Kinhtedothi – Trước Tết Âm lịch 2024, Bộ LĐTB&XH tham mưu trình Chính phủ chương trình hành động triển khai Nghị quyết 42 của Ban chấp hành Trung ương. Bộ LĐTB&XH nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công theo hướng mức cao nhất trong các chính sách xã hội.

Năm 2024, Hà Nội có chính sách đặc thù hỗ trợ người có công thế nào?
Kinhtedothi – Tại Hà Nội, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng mỗi năm được đi điều dưỡng một lần, hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người/năm; người có công với cách mạng, thân nhân nuôi dưỡng tại trung tâm được hỗ trợ tiền ăn 3.000.000 đồng/người/tháng.

Người có công với cách mạng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe năm 2024
Kinhtedothi – Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ được đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung với mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. TP Hà Nội còn hỗ trợ các đối tượng khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.