Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điều không nên

Kinhtedothi - Vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) vẫn đang được các cơ quan chức năng tiếp tục giải quyết, nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự và đời sống của Nhân dân.

Tuy nhiên, có một việc khiến dư luận băn khoăn, là chuyện một số người dân buộc con em mình nghỉ học để gây sức ép chính quyền. Cụ thể, tại địa phương này, tính đến ngày 17/4, số học sinh mầm non đến trường chỉ đạt 201/640 trẻ, tiểu học chỉ 461/672 em, trung học cơ sở có 324/370 em đến lớp...

Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên các em nhỏ trở thành công cụ của người lớn, người lớn bắt các em nghỉ học để bày tỏ thái độ với nhà trường, hay chính quyền trước một vấn đề nào đó chưa tìm được tiếng nói chung. Còn nhớ cuối năm 2015, hàng trăm người dân xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tập trung tại khu chợ vải, UBND xã Ninh Hiệp, trụ sở công an Bắc Đuống để phản đối việc thực hiện dự án xây dựng khu trung tâm thương mại ở ngay cạnh khu chợ Nành. Cũng trong thời điểm này, hơn 2.300 học sinh các trường tại xã Ninh Hiệp đã được phụ huynh cho nghỉ học. Còn trên địa bàn cả nước, mấy năm gần đây, năm nào cũng xảy ra chuyện người dân ép con em mình nghỉ học chỉ vì phản ứng một chính sách, một quyết định, một sự việc nào đấy. Tại Hà Tĩnh, chỉ vì phản đối việc sáp nhập trường, mà hàng trăm gia đình đã cho con nghỉ học nhiều tháng trời để gây sức ép với các cơ quan chức năng. Hay nhiều người dân xã Thành Hưng (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) đã đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối việc xây dựng cột ăng ten thu phát sóng gần trường học. Có thể kể ra nhiều lý do khiến phụ huynh bắt học sinh nghỉ học như: phản đối nhà trường lạm thu; phản đối chất lượng thực phẩm bếp ăn; phản đối việc nhà trưởng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày... tất cả lý do đều dẫn đến hậu quả: học sinh phải nghỉ học.

Bất luận lý do gì, việc phụ huynh bắt con em mình nghỉ học để tham gia vào "cuộc chiến" của người lớn không những chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn tạo cho các em tư tưởng không tốt, thiếu lành mạnh. Việc gieo rắc những "mầm suy nghĩ" ấy vào đầu những đứa trẻ chưa kịp lớn vô cùng nguy hiểm. Pháp luật khẳng định, trẻ em có quyền tự do được đi học, bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì, kể cả bố mẹ các em cũng không thể tước đi quyền cơ bản này. Việc phụ huynh cho con nghỉ học không những không tôn trọng quyền của con mình, mà còn vi phạm Hiến pháp, vi phạm Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Chưa kể hành động này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhân cách của trẻ sau này.

Việc người lớn lấy trẻ con ra làm bình phong để gây sức ép với chính quyền là cách hành xử ích kỷ, nông nổi, trái pháp luật. Cho dù nhiều vụ việc được lấy danh nghĩa hoặc ngụy biện rằng, để bảo vệ quyền lợi của trẻ thì cũng là điều đáng trách, không thể chấp nhận.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ