Độ tuổi của bệnh nhân đến khám tương đối trẻ. Việc quan niệm vô sinh do phía nam giới ngày càng phổ biến. Chữa vô sinh - hiếm muộn nam, ngoài các phương pháp của y học hiện đại còn có những liệu pháp y học cổ truyền.
Vô sinh do nam chiếm tỷ lệ caoTheo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 100 cặp vợ chồng vô sinh, 40% do vợ, 30%, do chồng, do cả hai là 20% và 10% không rõ nguyên nhân. Hiện tại, theo quan niệm y học hiện đại, các nguyên nhân gây vô sinh nam như: Do tắc đường dẫn tinh, bất thường cơ quan sinh dục, giãn tĩnh mạch tinh, bất thường nhiễm sắc thể… nhưng hầu hết do bất thường về chất lượng tinh trùng. Vô sinh nam cũng chịu tác động bởi các yếu tố môi trường như hóa chất, tia xạ, kim loại nặng, nhiệt độ, thói quen xấu (thuốc lá, rượu bia, các chất gây nghiện…) cũng như nhiễm trùng tiết niệu.
Còn theo quan niệm y học cổ truyền: Đàn ông chủ về tinh khí do thận là gốc, vì thận tàng chứa tinh hoa của ngũ tạng và tinh sinh dục. Thận khỏe thì tinh khí đầy đủ, tinh ba của ngũ tạng dồi dào, rất dễ thụ thai, sinh con khỏe mạnh, thông minh. Thận yếu làm tinh khí khô cạn, không thể tàng chứa tinh khí, không sinh tinh, tinh ít, tinh loãng không thể có con hoặc có con yếu ớt, bệnh nhiều, không thọ. Đàn ông tinh khí yếu một phần do bẩm thụ thiên tiên (cha mẹ truyền cho) yếu ớt, phần nhiều do phòng lao quá độ, do uống bia rượu, hút thuốc quá nhiều, tinh tiết ra nhiều, tinh loãng như nước hoặc lạnh như băng, thận tổn thương hoặc lo nghĩ quá độ... đều khó có con.Y học hiện đại hay y học cổ truyền đều cho rằng, vô sinh - hiếm muộn đều có thể có nguyên nhân từ nam giới. Do vậy, các phương pháp điều trị tuy khác nhau nhưng đều có hiệu quả. Hiện nay, y học cổ truyền sử dụng những mặt mạnh của y học hiện đại để nâng cao tính hiệu quả điều trị, như trong điều trị hiếm muộn có thể dùng kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm buồng trứng, tử cung ở nữ, làm tinh dịch đồ ở nam…). Thầy thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là các bác sĩ, không chỉ được học các kiến thức y học phương Đông mà còn được trang bị những kiến thức của y học phương Tây.Điều trị bằng y học cổ truyềnY học cổ truyền phương Đông (Đông y) trên thực tế đã điều trị vô sinh - hiếm muộn hàng ngàn năm nay, có hệ thống lý luận và thực tế lâm sàng của nó. Về vấn đề này, nhiều danh y phương Đông đã để lại trước tác, như Trương Trọng Cảnh, Vạn Mật Trai, Phó Thanh Chủ (Trung Quốc)...; Hải Thượng Lãn Ông (Việt Nam)… Những lý luận, những bài thuốc của họ được những thầy thuốc sau này vận dụng linh hoạt để cho ra những bài thuốc hay điều trị cho từng bệnh nhân vô sinh - hiếm muộn với hiệu quả cao.Khác với y học hiện đại, trong lĩnh vực điều trị vô sinh - hiếm muộn, Đông y có cách tiếp cận khác, họ nhìn con người theo một tổng thể, với những tạng: Tâm, Can, Thận… và những mối liên quan mật thiết với các tạng. Nhìn con người với tổng thể hài hòa, rồi nhìn vào những gì cần bổ khuyết, đó là cách chữa trị của y học phương Đông, dẫn đến những kết quả bất ngờ và ngoạn mục. Đông y cũng nhìn con người từ những cá nhân cụ thể để dùng các bài thuốc có gia giảm phù hợp với từng người bệnh để cho hiệu quả tối ưu.Những phương thuốc điều trị vô sinh - hiếm muộn nam được sử dụng phải phù hợp cho từng đối tượng cụ thể, được gia giảm bởi thầy thuốc giàu kinh nghiệm.Sau nhiều năm điều trị vô sinh - hiếm muộn nam, tôi có thể nêu một bài thuốc tiêu biểu trong nhiều bài thuốc mà tôi đã vận dụng. Bài thuốc gồm các vị: Thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g.
Bài thuốc còn được gia giảm một số vị thuốc khác tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân. Bài thuốc có công dụng: Đại bổ thận, bổ mạnh tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, tăng cường sinh lực, giúp nam giới tăng số lượng và chất lượng tinh trùng (tinh trùng sẽ hoạt động mạnh, di chuyển nhanh hơn).