Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đình Kim Ngân và thợ kim hoàn

KTĐT - Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đang từng bước tháo gỡ nhiều khó khăn để làm sống lại những di tích lịch sử – văn hóa trong khu phố cổ.

KTĐT - Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đang từng bước tháo gỡ nhiều khó khăn để làm sống lại những di tích lịch sử – văn hóa trong khu phố cổ.

Trong năm 2009, quận đã di dời được gần 40 hộ dân để lấy mặt bằng tiến hành tu bổ, bảo tồn các di tích. Đáng chú y, trong số này, chỉ riêng ở đình Kim Ngân (42 phố Hàng Bạc) đã chuyển được 25 hộ dân để trùng tu di tích.

Phố Hàng Bạc xưa thuộc phường Đông Các, ở thế kỷ thứ  XVIII là nơi đổi chác, mua bán bạc nén. Sang đầu thế kỷ XIX, đây là đất hai thôn Đông Thọ và Dũng Hãn của tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương. Đến giữa thế kỷ XIX hai thôn này nhập lại thành ra thôn Dũng Thọ, còn tổng Hữu Túc đổi là tổng Đông Thọ. Ngày trước phố Hàng Bạc có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Những người làm nghề đúc bạc đều là dân làng Châu Khê (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Tương truyền dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) có ông Lưu Xuân Tín người làng này, làm Thượng thư bộ Lại được vua cho phép lập một xưởng đúc bạc nén ở kinh đô. Ông đã đưa người làng ra làm nghề này tại “Tràng” đúc bạc (nay là chỗ số nhà 58 phố Hàng Bạc). Làng Châu Khê có tới nửa số dân đã lên cư trú tại đây. Họ lập ra hai ngôi đình để thờ tổ nghề. Đó là đình Trương (ở số nhà 50) và đình Kim Ngân (ở số nhà 42). “Tràng” là nơi chuyên nấu bạc, đúc thành nén. Còn “đình” là nơi nhận nguyên liệu và nộp thành phẩm cho “Ty quan” là người thay mặt triều đình. Nghề nấu bạc nay gọi theo danh từ chuyên môn là chuyên bạc. Chuyên bạc và đúc bạc đã trở thành “đặc quyền” của dân làng Châu Khê - Hàng Bạc.

Ngoài nghề đúc bạc, người dân ở đây còn làm cả nghề đổi tiền, đổi bạc. Nguyên là ngày xưa, người dân chwa tiêu tiền bằng bạc giấy, mà dùng tiền đồng, tiền kẽm, bạc nén. Khi cần chi một khoản tiền lớn, mà dùng tiền đồng, tiền kẽm, bạc vụn thì cồng kềnh, ngược lại khi tiêu dùng ít mà trong tay chỉ có bạc nén thì cũng phiền. Nên phải đến phố Hàng Bạc để đổi.

Nghề đúc bạc ở phố này chấm dứt vào đầu thế kỷ XIX, khi vua Gia Long dời kinh đô vào Huế. Thợ làng Châu Khê chuyển sang làm nghề kim hoàn. Còn nghề đổi tiền thì kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, do đó chúng đã gọi phố này là phố của những người đổi tiền.

Phố Hàng Bạc còn một nghề thứ ba liên quan đến bạc vàng là nghề kim hoàn. Nghề này bao gồm ba nghề khác nhau: “Nghề chạm”, tức là chạm trổ những hình vẽ, hoa văn trên các đồ vật trang sức hay đồ dùng khác nhau bằng vàng bạc; “nghề đậu” tức là kéo vàng bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ rồi chuyên thành những hình hoa lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức; “nghề trơn” tức là làm những đồ vàng bạc không cần chạm trổ, chỉ “cườm” cho nhẵn bóng, trơn tru.

Thợ kim hoàn là người làng Định Công Thượng, nay thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tương truyền, vào đời Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI) có ba anh em người làng này là Trần Điền, Trần Điện và Trần Hòa học được nghề kim hoàn về dạy cho dân làng. Thợ kim hoàn Định Công Thượng ra Thăng Long, cũng ở phố Hàng Bạc nhưng muộn hơn thợ đúc bạc Châu Khê, cho nên họ lan sang chỗ nay là phố Hàng Bồ. Họ cũng lập đền thờ tổ nghề ở phố Hàng Bồ, nay là trụ sở báo Lao Động. Cách đâu mấy chục năm trước, đền này mới bỏ, bài vị tổ nghề được rước về thờ ở đinh làng Định Công Thượng.

Cũng làm nghề kim hoàn còn có người làng Đồng Sâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, Thái Bình). Họ cũng biết nghề chạm, nghề đậu, nghề trơn. Hình như đã có sự phân công không triệt để lắm giữa các thợ kim hoàn hai làng nay. Thợ Đồng Sâm chuyên về chạm trổ những vật phẩm lớn bằng bạc như lư, đỉnh, hộp trầu, khay, chén... Còn thợ Định Công Thượng phần lớn làm các đồ nữ trang như hoa tai, xuyến, hột, vòng...

Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, phố Hàng Bạc vẫn còn là một phố cổ, với hai dẫy nhà “chồng diêm”, với những hiệu thợ bạc và trang bị, bài trí giống như nhau, tức là chỉ gồm có một cái bễ nhỏ, một cái đe, một cái tủ nhỏ, trong đó treo vài cái vòng, khánh, bộ xà tích, ống vôi, chóp nón...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng 70 năm rực rỡ mùa hoa

Hải Phòng 70 năm rực rỡ mùa hoa

04 May, 11:21 PM

Kinhtedothi - Tối ngày 4/5 tại trung tâm Nhà hát lớn thành phố tổ chức Liên hoan Múa rối mở rộng lần thứ 3 với chủ đề “Hải Phòng, 70 năm rực rỡ mùa hoa”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ