Đô thị sinh thái: xu hướng tất yếu của thời đại
Kinhtedothi - Trước áp lực gia tăng của đô thị hóa và các vấn đề môi trường đi kèm, bất động sản sinh thái nổi lên như một hướng phát triển bền vững, đáp ứng kỳ vọng sống khỏe, sống xanh của người dân.
Khi tốc độ đô thị hóa không ngừng gia tăng, các hệ lụy về ô nhiễm, biến đổi khí hậu và áp lực hạ tầng ngày càng rõ nét. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, các mô hình đô thị sinh thái – nơi kết hợp hài hòa giữa yếu tố con người và môi trường tự nhiên – đã được hình thành, trở thành xu thế tất yếu trên thị trường bất động sản quốc tế và Việt Nam.
Khác với các dự án bất động sản thông thường, điểm nổi bật hàng đầu của một khu đô thị sinh thái là không gian xanh để cư dân có thể sinh hoạt, học tập, làm việc và nghỉ ngơi trong điều kiện khí hậu được điều hòa bởi cây xanh, mặt nước, đồng thời tiếp cận các dịch vụ đô thị hiện đại.
Theo các chuyên gia quy hoạch, các tiêu chuẩn cơ bản của đô thị sinh thái bao gồm giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo, quy hoạch khoa học, phát triển giao thông xanh, đồng thời đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn thiên nhiên.
Tại Việt Nam, một số nhà phát triển bất động sản đã tiên phong xây dựng các đại đô thị sinh thái, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Tiêu biểu là Celadon City – mô hình sinh thái toàn diện phía Tây TP.HCM.

Một góc dự án Celadon City (Ảnh: Gamuda Land).
Cụ thể, định hướng phát triển sinh thái được Gamuda Land – chủ đầu tư Celadon City – hiện thực hóa ngay từ giai đoạn quy hoạch tổng thể. Trên diện tích 82,5ha, dự án được thiết kế để trở thành hệ sinh thái đa tầng, nơi cây xanh, mặt nước, động – thực vật và con người cùng tồn tại hài hòa.
Theo báo cáo đánh giá đa dạng sinh học do Gamuda Land phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Sinh vật cảnh TP.HCM thực hiện, Celadon City hiện sở hữu 279 loài thực vật thuộc 92 họ, cùng hơn 80 loài động vật bản địa.
Thảm thực vật tại đây không chỉ góp phần làm đẹp cảnh quan, mà còn giúp điều tiết dòng chảy, hạ nhiệt độ và cải thiện chất lượng không khí. Nhiệt độ trong công viên trung tâm khu đô thị thường thấp hơn 1–3 độ C so với các khu dân cư khác, nhờ việc cây xanh chiếm tới 1/5 tổng diện tích.
Bên cạnh đó, hệ thống công viên trung tâm rộng hơn 16,4ha cùng 3 hồ điều hòa lớn giúp điều tiết nền nhiệt, tăng khả năng thẩm thấu nước và chống ngập úng. Với mật độ cây xanh lên tới 18 m²/người – cao hơn mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới – cư dân Celadon City được tận hưởng không gian sống trong lành, nơi thiên nhiên hiện diện từ mọi góc nhìn.
Đồng hành với định hướng phát triển xanh là chuỗi tiện ích nội khu đa dạng được đầu tư đồng bộ. Ngoài những không gian công cộng như lối tản bộ, hồ cảnh quan, vườn rau hữu cơ, Celadon City còn có các dịch vụ chăm sóc cư dân từ tư vấn sức khỏe định kỳ, xe điện đưa đón, đến bảo dưỡng thiết bị gia đình.
Về kết nối giao thông, Celadon City tọa lạc tại số 88 đường N1, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 7km, sân bay Tân Sơn Nhất 3km, và gần quốc lộ 1A. Khi tuyến metro số 2 Tham Lương – Bến Thành hoàn thành, cư dân chỉ mất 10 phút để di chuyển về trung tâm quận 1, giúp việc kết nối giữa đô thị và trung tâm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Với quy mô 5 phân khu, cao tối đa 16 tầng, cung cấp ra thị trường 8.577 căn hộ, Celadon City không chỉ là nơi an cư mà còn là không gian sống sinh thái bền vững. Ngoài Celadon City, Eaton Park và Lumière Midtown cũng là hai dự án nhận được sự chú ý thời gian qua nhờ định hướng phát triển xanh.

Xu hướng đa dạng hoá diện tích căn hộ tại các dự án bất động sản
Kinhtedothi - Thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong phân khúc chung cư, với xu hướng đa dạng hóa diện tích căn hộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng.

Khánh Hòa siết chặt việc quản lý môi giới và sàn giao dịch bất động sản
Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn thực hiện kê khai thông tin và rà soát điều kiện hoạt động nhằm tăng cường minh bạch, phòng ngừa rủi ro, chấn chỉnh tình trạng đầu cơ, thao túng giá.

Giải mã những "ẩn số" về giá bất động sản ngày càng đắt đỏ
Kinhtedothi – Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc sau một thời gian dài "nóng - lạnh thất thường", câu hỏi được đặt ra là: vì sao giá nhà đất tại Việt Nam liên tục neo ở mức cao, thậm chí không giảm ngay cả khi thanh khoản lao dốc? Câu trả lời nằm ở một loạt yếu tố cấu thành nên cơ cấu giá BĐS, từ chính sách đất đai, thuế phí, thủ tục pháp lý, chi phí tài chính đến tâm lý đầu cơ...