Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp Nhà nước và những khát vọng chưa thành

Kinhtedothi- Câu chuyện chưa xứng tiềm năng hay những khát vọng chưa thành của doanh nghiệp Nhà nước xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có cả những vướng mắc khi doanh nghiệp hoạt động trong chiếc áo “doanh nghiệp Nhà nước”.

Nguồn lực nắm giữ lớn, chưa đạt kết quả như kỳ vọng

Tại tọa đàm "Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn lại và hướng tới" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 26/9/2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, dù doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế nhưng lại nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò nòng cốt, quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Toàn cảnh Toạ đàm

Đánh giá doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả hoạt động tốt nhưng Thứ trưởng Đỗ Thành Trung thừa nhận, khối này hoạt động vẫn chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, đặc biệt là tổng khối tài sản lên tới hơn 3,7 triệu tỷ đồng của đất nước. Nguyên nhân xuất phát từ chủ quan và khách quan. Một số tập đoàn, tổng công ty có mức lợi nhuận âm, trong đó có những doanh nghiệp có quy mô lớn, có vai trò quan trọng.

Các nguyên nhân chủ quan khiến khối này hoạt động thiếu hiệu quả bao gồm: hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; các tập đoàn, tổng công ty chưa tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và vươn ra quốc tế; hệ thống quản lý, giám sát doanh nghiệp Nhà nước không theo kịp với yêu cầu thực tiễn, thiếu hiệu lực và kém hiệu quả.

Nhiều Bộ, ngành chậm trễ trong có ý kiến với các Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Tại toạ đàm để tìm hướng phát triển cho doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh gợi mở,  thực tế, trong quá trình phát triển, doanh nghiệp Nhà nước có những khát vọng chưa thành. “Vậy, cơ chế, chính sách có gì vướng mắc, cần tháo gỡ để chiếc áo “doanh nghiệp Nhà nước” phát huy hiệu quả hơn. Đó là những vấn đề mà chúng ta cần bàn đến”- ông Minh cho biết.

Đề cập đến vấn đề này, ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho hay, khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn nhà nước, trong mô hình Ủy ban cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty còn nhiều thách thức, đang ảnh hưởng đến tiến độ kế hoạch sản xuất, đầu tư, kinh doanh, trong đó nhiều dự án trọng điểm, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế. “Có những Đề án, kế hoạch liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước, ví dụ Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Hoá chất, phải xin ý kiến nhiều Bộ, ngành, cơ quan chức năng. Có Bộ xin ý kiến 6 tháng, thậm chí 2 năm không có ý kiến . Hoặc chỉ cần một Bộ có ý kiến khác là lại phải quay về lấy ý kiến lại. Ví thế chúng tôi có muốn nhanh cũng khó”- ông Hùng cho hay.

Hiện, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao làm đại diện chủ sở hữu đối với 19 Tập đoàn, Tổng công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh  trong 16 ngành kinh tế - kỹ thuật. Đến năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 Tập đoàn, tổng công ty đạt 1 triệu 154 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất đạt 2 triệu 491 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước  trong cả nước. 

Nhìn thẳng vào những hạn chế, ông Phạm Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ tổng hợp Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp lý giải, cùng với những tác động từ kinh tế bên ngoài, các doanh nghiệp nhà nước còn khó khăn, chậm trễ trong triển khai các hoạt động đầu tư do các quy định pháp luật chưa đồng bộ; chưa đẩy mạnh phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn dẫn đến chậm tiến độ trong thực hiện dự án. Năng lực nhân sự về đầu tư các dự án lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực mới, công nghệ mới còn thiếu và yếu.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới công nghệ, phát triển các ngành nghề, sản phẩm mới, phù hợp với xu thế phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; chưa nắm bắt được thời cơ và thu hút nguồn lực của thị trường…

Từ những vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đề nghị, doanh nghiệp nhà nước cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới để tạo lực cho phát triển kinh tế, nhường dư địa phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ở những lĩnh vực khác. Các lĩnh vực như điện gió ngoài khơi, hydrogen xanh hay công nghiệp bán dẫn… là những lĩnh vực đòi hỏi sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thông báo bán đấu giá tài sản

Thông báo bán đấu giá tài sản

18 Apr, 03:23 PM

Kinhtedothi - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình: Địa chỉ trụ sở: 72 Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thông báo bán đấu giá tài sản

ĐHCĐ ABBANK: kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

ĐHCĐ ABBANK: kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

18 Apr, 03:21 PM

Kinhtedothi- Ngày 18/4/2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Doanh nghiệp mong trợ lực để nâng cao cạnh tranh

Doanh nghiệp mong trợ lực để nâng cao cạnh tranh

17 Apr, 07:56 PM

Kinhtedothi - Nhằm góp phần gợi mở các giải pháp, kiến nghị để nhận diện những trợ lực quan trọng cho DN vượt qua những khó khăn thách thức. Đồng thời, nêu ra những cơ hội, các bài học kinh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới đã được các chuyên gia, nhà quản lý, DN đưa ra...

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hoá sáng tạo và phát triển bền vững

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hoá sáng tạo và phát triển bền vững

17 Apr, 06:00 PM

Kinhtedothi- Ngày 15/4/2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ