Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp nội chạy đua với xu hướng nội thất 4.0

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Xu hướng nội thất 4.0 đã hình thành tại nhiều quốc gia phát triển, Việt Nam cũng không thể tách rời khỏi xu thế này khi trên thực tế nhu cầu nội thất hiện đại, tinh tế, sang trọng không chỉ có ở các TP lớn mà đang xuất hiện ở tất cả mọi nơi.

Thị trường nội thất sẽ rất sôi động

Nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết, trong quý I/2022, ngành nội thất ảnh hưởng nặng nề khi số lượng dự án công trình xây dựng mới bị giảm đáng kể kéo theo nhu cầu về trang thiết bị nội thất cũng sụt giảm, khiến cho thị trường này trong nước ảm đạm, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công nhân tiến hành đo đạc, cắt bằng máy tự động.
Công nhân tiến hành đo đạc, cắt bằng máy tự động.

Với giá nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao như: gỗ, nhôm, sắt, thép..., cùng với tình trạng thiếu container rỗng kéo theo chi phí logistics vận tải tăng, chi phí vật tư sơn, keo… là các vấn đề thách thức toàn bộ chuỗi cung ứng trong sản xuất đồ nội thất.

Khó chồng khó khi các DN nội thất cũng gặp phải khó khăn trong chiến lược kinh doanh. Có những công ty dù chi tới 40% ngân sách marketing nhưng không thể khai thác được nguồn khách hàng tiềm năng; thiếu hụt nhân sự ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, bán và chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên, đến quý II/2022, không chỉ các TP lớn mà ngay cả nhiều tỉnh thành có sự chuyển mình rõ rệt về cơ sở hạ tầng, khi nền kinh tế đang dần phục hồi và có nhiều khởi sắc, kéo theo nhu cầu xây sửa nhà ở.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các trang thương mại điện tử và những tác động từ dịch Covid-19 đã chuyển hành vi mua sắm của khách hàng từ phương thức truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Nhiều DN đã tái khởi động việc kinh doanh, thay đổi lối tư duy cũ và không ngừng chuyển mình để thu hút sự chú ý của thị trường đầy màu mỡ này.

CEO Nội thất, kiến trúc TKA Việt Nam, Founder Nội thất toàn quốc Interi Nguyễn Đình Khoa nhận định, thực trạng sản xuất nội thất ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong giai đoạn chuyển giao, giữa mô hình sản xuất thủ công truyền thống sang mô hình sản xuất công nghiệp, hiện đại.

"Sản xuất nội thất trước đây, đơn cử với đồ gỗ sẽ có những người thợ mộc đo đạc, cắt xẻ gỗ... sẽ có những sai số như cắt miếng gỗ không đúng kích cỡ với thiết kế, hay lỡ sơn nhiều hơn bình thường, nếu cắt bằng máy tự động sẽ cho ra các thanh gỗ đồng đều và nhanh hơn rất nhiều" - theo CEO Nguyễn Đình Khoa.
"Sản xuất nội thất trước đây, đơn cử với đồ gỗ sẽ có những người thợ mộc đo đạc, cắt xẻ gỗ... sẽ có những sai số như cắt miếng gỗ không đúng kích cỡ với thiết kế, hay lỡ sơn nhiều hơn bình thường, nếu cắt bằng máy tự động sẽ cho ra các thanh gỗ đồng đều và nhanh hơn rất nhiều" - theo CEO Nguyễn Đình Khoa.

"Xu hướng thị trường nội thất thời gian tới sẽ rất sôi động, đặc biệt là khi có nhiều ”ông lớn” ngoại quốc chính thức lấn sân như: IKEA, JYSK… cùng sự nổi lên của các thương hiệu nội địa chuyên nghiệp. Đây là điều tất yếu của thị trường, khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng có yêu cầu cao hơn về chất lượng, dịch vụ của sản phẩm nội thất” - CEO Nguyễn Đình Khoa chia sẻ.

Để sản phẩm nội thu hút khách hàng

Công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Cùng với đó, là những hứa hẹn về cuộc “đổi đời” của các DN Việt Nam nếu đón được làn sóng này, trong đó ngành sản xuất đồ nội thất không phải ngoại lệ.

CEO Nguyễn Đình Khoa cho biết thêm, với áp lực từ khách hàng luôn đòi hỏi ngày càng cao về mẫu mã sản phẩm, việc hiện đại hóa, đầu tư máy móc kỹ thuật cao giúp DN tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cuối tháng 9 vừa qua, công ty đã ra mắt thương hiệu Interi nhằm thay đổi cách làm nội thất truyền thống, chuyên nghiệp hóa quy trình từ đặt hàng, sản xuất, thiết kế thi công cho tới khi hoàn thiện.

"Thay vì tìm đến những thị trường xuất khẩu như: EU, Trung Quốc... chiến lược của thương hiệu chúng tôi tập trung vào nội địa, mang các sản phẩm nội thất có khung quy chuẩn về kích cỡ, chất liệu, nơi sản xuất... tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền, không kể thành thị hay nông thôn" - CEO Nguyễn Đình Khoa nói.

Việc đầu tư dây chuyền hiện đại sẽ giúp sản xuất sẽ nhanh hơn, tốn ít sức người, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.
Việc đầu tư dây chuyền hiện đại sẽ giúp sản xuất sẽ nhanh hơn, tốn ít sức người, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.

Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Betonlab Việt Nam Bùi Xuân Chiến cho biết, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sự giao lưu kết nối giữa người mua và người bán ngày càng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Người tiêu dùng không cần phải đến tận nơi để mua hàng mà chỉ cần ngồi tại chỗ làm việc, ở nhà “click” chuột là đã có thể mua sắm theo nhu cầu, sở thích cá nhân và tiêu dùng nội thất cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

"Mua sắm online là thị trường đầy tiềm năng và đã mở ra nhiều cơ hội cho các DN nội thất tiếp cận với lượng khách hàng có nhu cầu và dễ dàng hơn. Từ đó, giúp gia tăng doanh thu so với việc chỉ phụ thuộc vào việc kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng. Vì vậy, nhiều công ty nội thất tại Việt Nam đã tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ để tiếp cận và nâng cao hiệu quả mua sắm cho khách hàng" - ông Chiến chia sẻ.

Nhiều chuyên gia nhận định, công nghệ sẽ giúp DN quản lý, vận hành và phát triển một cách thông minh, minh bạch hơn. Bên cạnh đó, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho DN nội thất đặc biệt là các đơn vị vừa, cửa hàng nhỏ với những cơ hội làm ăn mới.

Tuy nhiên, để gia tăng lợi thế cạnh tranh, không chỉ nâng cao hiệu quả mua sắm mà còn phải đảm bảo về mặt chi phí và tính nhanh chóng, tiện lợi trong khâu vận chuyển.

 

"Đời sống tăng cao cũng khiến nhu cầu hưởng thụ của người dân tăng lên. Bằng chứng là việc sử dụng những món đồ nội thất hiện đại, đa dụng, tiện ích đang dần trở nên phổ biến tại các thị trấn, thị xã, và nhiều địa phương khác cũng sẽ sớm nở rộ nhu cầu sử dụng sản phẩm nội thất hiện đại, tiện ích" - CEO Nguyễn Đình Khoa