80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh sẽ bổ sung thêm 14 khu công nghiệp mới

Kinhtedothi - TP Hồ Chí Minh sẽ quy hoạch bổ sung thêm 14 khu công nghiệp (KCN) hoạt động theo định hướng chuyển đổi các khu này sang các mô hình tiên tiến như KCN sinh thái, công nghệ cao, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ và trung tâm logistics.

Theo đó, ngày 9/5, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh (HEPZA) đã chủ trì, phối hợp với UBND huyện Bình Chánh tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch các KCN TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và giải pháp thu hút đầu tư năm 2025.

Theo quy hoạch, trong giai đoạn phát triển mới, TP Hồ Chí Minh định hướng giữ lại toàn bộ quỹ đất công nghiệp hiện hữu nhưng định hướng chuyển đổi các khu này sang các mô hình tiên tiến như KCN sinh thái, công nghệ cao, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ và trung tâm logistics.

Sơ đồ KCN Lê Minh Xuân mở rộng

Năm KCN hiện hữu đang được nghiên cứu chuyển đổi thí điểm gồm: Khu chế xuất Tân Thuận, các KCN Hiệp Phước, Tân Bình, Cát Lái và Bình Chiểu.

Trong giai đoạn 2021-2030, TP Hồ Chí Minh quy hoạch bổ sung 14 KCN mới với tổng diện tích 3.833 ha, gồm: KCN Hiệp Phước giai đoạn 3 (500 ha), KCN Vĩnh Lộc 3 (200 ha), KCN Phạm Văn Hai I (379 ha), KCN Phạm Văn Hai II (289 ha), KCN An Phú (328 ha), KCN Nhị Xuân (199 ha), KCN Phạm Văn Hai III (238 ha), KCN Lê Minh Xuân 4 (200 ha), KCN Trung An (300 ha), KCN Tân Phú Trung 2, KCN Tân Phú Trung 3 và KCN Tân Phú Trung 4 (3 KCN này có tổng diện tích 600 ha), KCN Bình Khánh 1 (300 ha) và KCN Bình Khánh 2 (300 ha).

Các KCN mới này sẽ được định hướng phát triển theo mô hình KCN thông minh, chuyên ngành, có liên kết vùng và liên kết ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư chiến lược vào các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp sạch và công nghệ cao.

HEPZA dự kiến tiến độ triển khai 14 KCN mới được phân kỳ theo 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2025 - 2027: KCN Phạm Văn Hai I, KCN Phạm Văn Hai II, KCN Vĩnh Lộc 3 và KCN Nhị Xuân.

- Giai đoạn 2027 - 2030: KCN An Phú, KCN Trung An, KCN Lê Minh Xuân 4, KCN Phạm Văn Hai III và KCN Hiệp Phước 3.

- Giai đoạn 2030 - 2033: KCN Tân Phú Trung 2, KCN Tân Phú Trung 3, KCN Tân Phú Trung 4, KCN Bình Khánh 1 và Bình Khánh 2.

Theo Quyết định 1711/QĐ-TTg ngày 31/12/2024, TP Hồ Chí Minh hiện có 36 khu chế xuất và KCN đã được quy hoạch với tổng diện tích 8.369 ha bao gồm cả các KCN đang hoạt động và các KCN mới được quy hoạch cho giai đoạn 2021-2030.

Bất động sản gần khu công nghiệp tăng giá: Thái Nguyên – điểm đến của dòng tiền đầu tư 2025

Bất động sản gần khu công nghiệp tăng giá: Thái Nguyên – điểm đến của dòng tiền đầu tư 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ