Bất động sản gần khu công nghiệp tăng giá: Thái Nguyên – điểm đến của dòng tiền đầu tư 2025
Kinhtedothi - Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, Thái Nguyên đang nổi lên như một hiện tượng mới trong bản đồ đầu tư bất động sản gần khu công nghiệp phía Bắc nhờ hạ tầng đồng bộ, kinh tế phát triển và dư địa tăng giá cao.
Thị trường bất động sản gần khu công nghiệp - Xu hướng tăng trưởng bền vững
Báo cáo thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam của CBRE (Q2/2024) cho thấy giá thuê đất công nghiệp tại Việt Nam đã tăng trung bình 8-10% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2024. Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trọng điểm đạt trên 85%, phản ánh nhu cầu cao về không gian sản xuất và kho bãi. Chỉ tính riêng quý I/2025, giá thuê đất công nghiệp tại các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên đã tăng 3,7% so với cùng kỳ, đạt trung bình 139 USD mỗi m2 (khoảng 3,6 triệu đồng một m2).

BĐS gần khu công nghiệp ghi nhận tín hiệu tích cực
Làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu đang tạo ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản gần khu công nghiệp tại Việt Nam. Các tỉnh có hạ tầng phát triển tốt và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn như Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là Thái Nguyên đang trở thành điểm đến ưu tiên của các nhà đầu tư.
Tại Bình Dương - "thủ phủ công nghiệp" phía Nam, giá đất khu vực xung quanh KCN VSIP đã tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm qua. Nếu như năm 2019, giá đất trung bình tại đây khoảng 15-20 triệu đồng/m², thì hiện nay đã lên tới 45-60 triệu đồng/m².
Không chỉ tại miền Nam, các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, giao dịch bất động sản tại Bắc Giang tăng 35% trong năm 2024 so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào các khu vực lân cận các Khu công nghiệp.
Thái Nguyên - Điểm sáng mới của dòng tiền đầu tư 2025
Nếu như các tỉnh Bình Dương, Bắc Giang được ví như thủ phủ của bất động sản công nghiệp thì Thái Nguyên đang nổi lên như một miền đất hứa. Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Nguyên có 6 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích hơn 1.420 ha và tỷ lệ lấp đầy đạt trên 85%. Đặc biệt, KCN Yên Bình đã thu hút được những tên tuổi lớn, trong đó là nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD.
Trong đó, Thành phố Phổ Yên (Thái Nguyên) được ví như nơi “đất lành chim đậu”. Chỉ trong năm 2024, Phổ Yên đã thu hút đầu tư được trên 30 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 9 tỷ USD. Đồng thời, nơi đây cũng trở thành thung lũng "silicon" mới của Việt Nam khi hàng loạt Tập đoàn đa Quốc gia: Samsung, Seung Woo Vina, Sunny Opotech Việt Nam… chọn làm cứ điểm. Riêng tổ hợp Samsung tại KCN Yên Bình đã đầu tư trên 7 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 80.000 lao động.
Cùng với sự phát triển mở rộng các khu công nghiệp tại Phổ Yên, nhu cầu về nhà ở, lưu trú gần nơi làm việc liên tục tăng tạo ra bài toán nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, tại Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, hầu như không có dự án căn hộ nào được quy hoạch bài bản trong khu đô thị hoàn chỉnh. Nguồn cung chủ yếu là đất nền, biệt thự, liền kề hoặc nhà trọ tư nhân…

Yên Bình Complex sở hữu 2 tòa tháp thương mại với tổng 1.400 căn hộ
Trước nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở chất lượng cao tại Thái Nguyên, dự án Yên Bình Complex - căn hộ thương mại đầu tiên tại thành phố công nghệ Yên Bình được kỳ vọng sẽ giảm bớt cơn khát bất động sản khu vực với 700 căn hộ giai đoạn 1 sắp ra mắt. Sở hữu vị trí chiến lược tại tâm điểm giao thương của thành phố Phổ Yên, Yên Bình Complex với tọa độ “vàng” sát cạnh nhà máy Samsung Thái Nguyên, liền kề cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và vành đai 5 hứa hẹn sẽ kiến tạo một điểm đến sôi động, đáp ứng nhu cầu an cư và lưu trú ngày càng cao.
Dự án Yên Bình Complex với mức giá chỉ từ 1,2 tỷ/căn chính là cơ hội để khách hàng sở hữu căn hộ vốn nhỏ, dễ dàng khai thác kinh doanh sinh lời hấp dẫn, tiềm năng tăng giá cao.

Hệ sinh thái tiện ích đa tầng – chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
Kinhtedothi - Các nhà đầu tư BĐS thương mại đang dịch chuyển dòng vốn về những khu đô thị tích hợp, nơi hạ tầng đồng bộ, cư dân chất lượng và tiềm năng sinh lời rõ rệt. Khu Đông và Tây Hà Nội - 2 khu vực hạ tầng phát triển và cộng đồng dân cư văn minh, trở thành tâm điểm thu hút đầu tư. Tại đây, hệ sinh thái tiện ích không chỉ nâng cao chất lượng sống cho cư dân, mà còn tạo ra tiềm năng sinh lời bền vững cho các mặt bằng thương mại dịch vụ.

Nỗi lo nợ xấu khi tín dụng bất động sản tăng nhanh
Kinhtedothi - Tính đến hết quý I/2025, dư nợ tín dụng của lĩnh vực bất động sản (BĐS) đạt xấp xỉ 3,5 triệu tỷ đồng, tăng thêm 1,3% so với thời điểm cuối năm 2024 và chiếm 21,3% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tập trung phần lớn vào DN và nhà đầu tư các dự án BĐS, kèm theo đó là những e ngại về rủi ro nợ xấu.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” pháp lý để môi giới bất động sản hành nghề
Kinhtedothi - Ngày 21/4, tại Hà Nội, Hội môi giới BĐS Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS - Vướng ở đâu? Gỡ thế nào?” để cùng bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công tác đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề.