Doanh nghiệp phát triển trên nền văn hoá dân tộc

Bảo Ngân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Qua nhiều năm tháng, Trà là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam.

Ở Việt Nam, có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của xã hội, từ trong gia đình ra ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến những nơi tiếp khách sang trọng. Từ tế lễ, cưới hỏi, sinh nhật, … Văn hoá uống trà Việt đã trở thành một trong những nét văn hoá đẹp nhất của người Việt.

Sự khác biệt trong văn hoá trà Việt

Văn hóa uống trà của người Việt Không khắt khe phức tạp, cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, trong trà đạo Việt, chữ đạo được hiểu là con đường, là phong cách uống trà của người Việt. Người Việt không uống trà nhiều, liên tục mà nhấp từng ngụm nhỏ, cảm nhận hết những dư vị tinh túy của trà, uống trà với quan niệm rằng trà là một triết học về sự tế nhị và thanh tao. Vì vậy, cần có được những gói trà chất lượng là điều vô cùng quan trọng.

 Đồi chè nguyên liệu an toàn
Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua. Khi giận dữ không ai tự pha được ấm trà ngon, chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới có thể ngồi uống trà như một cách thiền “chánh niệm”

Nếu ví trà Nhật như một nhà hiền triết, lấy thiền làm gốc, mỗi chi tiết hành động đều mang ý nghĩa sâu xa, thâm thúy; trà Trung Quốc lại như một cô gái đỏm dáng lúc nào cũng cầu kỳ, diêm dúa trong từng cử chỉ, hành động thì trà Việt chỉ đơn giản như một cô thôn nữ mang vẻ đẹp khiêm nhường đầy dung dị. Trà bây giờ không còn như xưa, nhiều loại trà hơn xuất hiện.

Giữ trọn hương trà và sự tinh tế

Theo bà Sharyn Johnston- Giám đốc Tổ chức Australian Tea Masters thì lại ấn tượng bởi sự phong phú và đa dạng nhưng vẫn đều mang một nét đặc trưng chung của trà Việt đó là vị chát. Quả thực, trà Việt có rất nhiều loại khác nhau từ nhiều vùng, miền trên cả nước như: Trà xanh Tân Cương (Thái Nguyên), trà San tuyết (Hà Giang, Mộc Châu), trà Ô long (Lâm Đồng)…

Sản phẩm chè Việt Nam vẫn được khách hàng thế giới biết đến về khả năng cung cấp khối lượng lớn, giá rẻ và chất lượng xuất khẩu trung bình. Ngoài ra, các nhà sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản xuất, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng, quảng bá, xây dựng thương hiệu.

 Sản phầm được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu
Trong khi đó, cách thức trồng, chế biến chè hiện có một số khâu không tuân thủ tiêu chuẩn nên rất khó đảm bảo chất lượng, chưa kể tới chuyện tranh mua, tranh bán nguyên liệu là một trong những bất cập của ngành sản xuất chè.

Thấu hiểu điều đó, để có thể hội tụ mọi tinh hoa trong Trà, công ty Chè SongYing luôn coi quá trình sản xuất trà như một nghệ thuật tinh tế, chăm chút từng lá trà, nhà máy, quy trình chế biến và tình cảm của từng nghệ nhân trà vào từng sản phẩm.

Trà của công ty SongYing là những cây trà cao cấp được trồng và chăm sóc trên núi Tản Viên cao hơn 1000m đến hàng trăm năm và đặc biệt là đồi trà hướng về phía Đông. Bởi cây trà hướng Đông đón nhận những tia nắng mặt trời buổi sớm, như có một sức sống mới, có những búp trà tươi, ngon nhất. Bên cạnh đó, công ty xây dựng nhà máy sản xuất với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất theo công nghệ sạch của Châu Âu, cùng một đội ngũ cán bộ kỹ sư có chuyên môn cao, đảm bảo sản xuất những loại trà chất lượng, an toàn nhất.

Bà Phạm Thu Trang – Giám đốc Công ty TNHH chè Song Ying cho biết, mỗi năm, ngành trà phải chịu thiệt hại hàng trăm tỉ đồng do ngành trà chưa thực hiện được đúng luật tiêu chuẩn, quy chuẩn về nguyên liệu, cách thức chế biến, tiêu thụ do nhà nước ban hành. Do đó, SongYing luôn đề cao chất ượng và ổn định của các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường cũng như xuất khẩu.