Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tham gian trưng bày của Học viện Bưu chính viễn thông. |
Nhu cầu nhân lực ICT hiện nay rất lớn do xu hướng chuyển dịch từ sản xuất thủ công sang áp dụng công thông nghệ thông tin, kỹ năng số. Trong khi đó, năng lực cung cấp nhân lực ICT lại rất hạn chế, việc đào tạo nhân lực ICT lại gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc hợp tác giữa nhà trường và DN trong đào tạo ICT trình độ cao đóng vai trò then chốt lại có nhiều rào cản.
Về phía DN, với những DN vừa và nhỏ kinh phí hỗ trợ hạn chế, cam kết không rõ ràng. Với những DN lớn lại gặp khó khăn trong khơi thông nguồn vốn khoa học công nghệ, chỉ mong muốn “mua” công nghệ, “mua” nhân lực, chưa mong muốn đầu tư lâu dài.
Về phía nhà trường, hệ thống quản lý chưa hiệu quả, gây khó khăn khi thực hiện hợp tác với DN. Nề nếp “dạy những gì mình có” và “làm đề tài bổ sung thu nhập” gây khó khăn hợp tác cho DN. Chưa thực sự có những sản phẩm sẵn sàng chuyển giao thương mại.
Do vậy, PGT.TS Hoàng Minh Sơn kiến nghị, nhà nước cần có những cơ chế, chính sách để hỗ trợ hợp tác giữa hai bên như: Ban hành quy định về cơ chế liên kết đào tạo nhà trường – DN; Cơ chế giải ngân kinh phí đầu tư khoa học công nghệ theo Luật Khoa học công nghệ; Xây dựng cơ chế hỗ trợ, ưu tiên cho các DN có hoạt động hỗ trợ đào tạo; Xây dựng cơ chế đặt hàng (cùng với DN) trong đào tạo, hỗ trợ các đơn vị đào tạo chất lượng, và hiệu quả; Đầu tư tập trung vào một số đại học có hiệu quả đào tạo cao.
Được biết, hiện nay, một số DN đã thực hiện hợp tác với các trường đại học trong đào tạo ICT trình độ cao. Tập đoàn Vingroup đã ký hợp tác với 54 trường đại học cam kết tiếp nhận khoảng 100.000 sinh viên công nghệ thông tin trong 10 năm. VINIF tài trợ 100 suất học bổng đào tạo sau đai học trong nước.