Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp thờ ơ bảo vệ môi trường - vì sao?

Kinhtedothi - Những năm qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất xả thải gây ảnh hưởng và hủy hoại nghiêm trọng môi trường, nhưng chỉ bị phạt hành chính. Chính vì vậy, không ít chuyên gia cho rằng, chế tài chưa đủ mạnh thì tội phạm trong lĩnh vực này vẫn rất khó răn đe, xử lý.
Vi phạm tiếp tục gia tăng

Dư luận cho đến giờ vẫn còn chưa hết bức xúc với vụ việc Công ty Vedan hủy hoại sông Thị Vải (Đồng Nai), Công ty Tung Kuang xả nước thải, gây ô nhiễm môi trường ở Cẩm Giàng (Hải Dương)… Nếu so sánh mức độ tàn phá môi trường mà các DN gây ra thì mức xử phạt của cơ quan quản lý là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Vedan bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là 267,5 triệu đồng, trong khi TungKuang cũng chỉ bị phạt 312,1 triệu đồng.

Đó là những vụ vi phạm môi trường đã bị phơi bày trên báo chí, nhưng vẫn còn hàng trăm vụ việc vi phạm ở mức độ thấp hơn đang diễn ra trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề… thậm chí, ngay trong khu dân cư. Gần đây, hơn 30 hộ dân ở tổ 1B, phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) gửi đơn khiếu nại Công ty CP Lâm sản Bắc Kạn sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường, làm cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Hàng trăm hộ dân xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cũng đang khổ sở khi phải chịu đựng mùi hôi thối do ô nhiễm môi trường từ nước thải của DN tư nhân Tấn Nhất Phương, chuyên mua bán, kinh doanh, sơ chế thủy sản gây ra…

 
Nguồn nước xả thải của các xưởng dệt, nhuộm vải tại phường Dương Nội, quận Hà Đông. 	Ảnh: Trần Anh
Nguồn nước xả thải của các xưởng dệt, nhuộm vải tại phường Dương Nội, quận Hà Đông. Ảnh: Trần Anh

Rõ ràng, DN mới chỉ thấy lợi ích trước mắt mà chưa nhìn thấy hậu quả lâu dài của việc xả thải trực tiếp ra môi trường. Theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang (Bộ Công Thương), các DN chưa thực sự hiểu lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với lợi nhuận của DN mà đơn thuần cho rằng, sản xuất sạch đồng nghĩa với việc xây thêm hệ thống xử lý chất thải làm tăng thêm chi phí sản xuất. Họ cũng chưa nhìn ra trách nhiệm của mình đối với môi trường mà cho rằng bảo vệ môi trường là việc của Nhà nước

Khảo sát tại nhiều cơ sở sản xuất cho thấy, bộ phận kiểm toán và hạch toán nội bộ trong DN còn rất yếu nên không đo đếm được mức chi phí mất đi theo chất thải. Do vậy, chủ DN không nhận thấy sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm chất thải, đồng thời giảm chi phí sản xuất. "Chỉ cần tính toán mức độ thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thì họ sẽ không tiếc tiền mua mới máy móc để sản xuất sạch" - bà Giang nhìn nhận.

Tiếp tục hoàn thiện hành lang chính sách

Đã có khá nhiều chính sách về bảo vệ môi trường được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Thanh - Cục phó Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, cơ chế chính sách của Việt Nam vẫn chưa nhiều sức nặng để cưỡng chế DN tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường, do đó, nhiều cơ sở sản xuất vẫn thờ ơ với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Ngoài ra, không ít nguồn lực đầu vào sản xuất (đặc biệt là giá nước và nhân công) của Việt Nam còn quá rẻ so với nhiều quốc gia nên các DN chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Ông Thanh lấy ví dụ, ở Úc, từ thập niên 90 thế kỷ XX, Chính phủ đã có lộ trình tăng giá nước để khuyến khích các DN sản xuất áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm.

Do đó, bên cạnh việc tăng mức xử phạt đối với những DN vi phạm các quy định bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý cũng nên xây dựng cơ chế cụ thể để khuyến khích DN sản xuất sạch hơn. Không chỉ bằng việc xây dựng mạng lưới các chuyên gia tư vấn, đội ngũ giám sát quy trình sản xuất sạch, những chính sách hỗ trợ về vốn, nâng cao kiến thức nguồn nhân lực, hỗ trợ về thiết bị… cũng là những giải pháp cấp thiết cần có hiện nay để Việt Nam hướng tới nền sản xuất sạch hơn, phát triển một nền kinh tế xanh bền vững.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Đổi mới từ “lượng” đến “chất”, các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

Đổi mới từ “lượng” đến “chất”, các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

30 Jun, 07:03 PM

Kinhtedothi - Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc cả về “chất” khi là thương hiệu Việt duy nhất được vinh danh tại Giải thưởng đổi mới ngành sữa toàn cầu. Những yếu tố đắt giá nào giúp họ sở hữu “cú đúp” ngôi quán quân về “vị ngon” và “thiết kế bao bì xuất sắc”?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ