Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp Thụy Điển muốn mua cổ phần MobiFone

Kinhtedothi - Comvik (Thụy Điển) muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt rất quan tâm đến việc đầu tư vào MobiFone.
Đã từng là đối tác chiến lược với MobiFone trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thời gian từ 1990-2005, công ty Comvik (Thụy Điển) vừa đến gặp lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông để bày tỏ ý muốn "tái hợp", tiếp tục đầu tư, trở thành đối tác chiến lược khi MobiFone cổ phần hóa trong thời gian tới.

Nguồn tin từ Bộ Thông tin Truyền thông cho biết, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng của bộ này vừa có buổi tiếp và làm việc với ông M. A Zaman, Chủ tịch công ty Comvik International Vietnam AB. Nội dung chính của cuộc gặp là Comvik muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt rất quan tâm đến việc đầu tư vào MobiFone.

Ông Zaman cho biết do Comvik đã cùng xây dựng và phát triển mạng MobiFone từ năm 1990 đến 2005, hiểu biết nhiều về Việt Nam nên Comvik sẽ có cơ hội và khả năng thành công tốt hơn khi đầu tư vào MobiFone, so với các nhà đầu tư, các hãng viễn thông nước ngoài khác.
Công ty Comvik muốn trở thành đối tác chiến lược khi MobiFone cổ phần hóa. (Ảnh: KT)
Công ty Comvik muốn trở thành đối tác chiến lược khi MobiFone cổ phần hóa. (Ảnh: KT)
Ông Thắng cho rằng hiện nay, khi thị trường viễn thông đang có sự thay đổi công nghệ lớn (từ 3G sang 4G), sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt… các doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự đầu tư và kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài. Và để vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam càng cần đến sự hợp tác của các doanh nghiệp nước ngoài hơn.

Được biết, với hợp đồng hợp tác kinh doanh Comvik-VNPT để phát triển mạng di động đầu tiên ở Việt Nam - MobiFone, Việt Nam đã trở thành một trong ba nước đem lại doanh thu lớn nhất cho Comvik. Đó cũng là lý do hãng viễn thông Thụy Điển này mới muốn trở thành đối tác chiến lược của MobiFone trong thời gian tới.

Thực tế, ngoài Comvik, còn nhiều hãng viễn thông nước ngoài như Vodafone, France Telecom, Singtel, Telenor… đã đến Việt Nam từ năm 2006 mở văn phòng đại diện, chờ đợi cơ hội tham gia cổ phần hóa MobiFone. Tuy nhiên, do việc cổ phần hóa của MobiFone bị chậm trễ nên nhiều doanh nghiệp đã bỏ văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng vẫn hy vọng cơ hội được trở thành đối tác chiến lược khi MobiFone cổ phần hóa.

Ông Mai Văn Bình, Chủ tịch MobiFone cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của MobiFone từ nay đến cuối năm là khẩn trương hoàn thiện và trình Bộ Thông tin Truyền thông đề án thành lập Tổng công ty MobiFone, trình phương án cổ phần hóa trong quý III/2014.

Ông Bình cho hay, theo chỉ đạo của Bộ Thông tin Truyền thông, công ty này sẽ xây dựng phương án để Tập đoàn VNPT sở hữu tối đa 20% khi MobiFone cổ phần hóa. MobiFone đã có 21 năm trực thuộc VNPT, công lao của VNPT trong việc xây dựng và phát triển MobiFone rất lớn, nay tách ra hoạt động độc lập, Tập đoàn mong muốn sẽ có phần sở hữu trong MobiFone.

Không trả lời cụ thể về câu hỏi nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nắm bao nhiêu phần trăm khi MobiFone cổ phần hóa, nhưng trong một hội thảo về viễn thông diễn ra gần đây, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết: “Viễn thông cũng là hạ tầng. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thì cổ phần của doanh nghiệp nước ngoài trong các doanh nghiệp hạ tầng của Việt Nam có thể chiếm đến 49%.”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tập trung đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn cho 13 dự án Bán đảo Sơn Trà

Tập trung đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn cho 13 dự án Bán đảo Sơn Trà

04 Jul, 06:51 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 340/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với thành phố Đà Nẵng về Kế hoạch triển khai xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng; sơ kết thực hiện Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội.

Tải App EVNHANOI để không bị giật mình vì hóa đơn tiền điện

Tải App EVNHANOI để không bị giật mình vì hóa đơn tiền điện

04 Jul, 05:57 PM

Kinhtedothi- Hóa đơn tiền điện tháng 6 vừa qua khiến không ít hộ gia đình “giật mình”. Thực tế cho thấy, có hai nguyên nhân chính khiến chi phí điện tăng cao rõ rệt: nhiệt độ ngoài trời liên tục ở mức 40 - 42°C suốt nhiều ngày và thói quen sinh hoạt thay đổi khi học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. Trong bối cảnh đó, App EVNHANOI trở thành công cụ không thể thiếu để giúp khách hàng chủ động theo dõi, kiểm soát và sử dụng điện hiệu quả.

Tháng 6 mức tiêu thụ điện tăng vọt, EVNNPC khuyến cáo khách hàng điều chỉnh hành vi tiêu dùng điện hợp lý  

Tháng 6 mức tiêu thụ điện tăng vọt, EVNNPC khuyến cáo khách hàng điều chỉnh hành vi tiêu dùng điện hợp lý  

04 Jul, 05:17 PM

Kinhtedothi - Tháng 6 hàng năm thường là cao điểm của mùa nắng nóng, và năm nay, khu vực miền Bắc đã phải trải qua 3 đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt có thời điểm lên tới trên 40°C. Điều kiện thời tiết cực đoan không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt mà còn khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến – dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ