Cộng đồng DN chưa kịp mừng với chủ trương này thì đã phải đối mặt với hàng loạt nghị định (NĐ) mới quy định ĐKKD với mức độ phức tạp và khó khăn hơn. Đáng nói, rất nhiều NĐ có gốc tích là các thông tư được các bộ, ngành nâng cấp “cơ học” lên để không bị xóa bỏ. Chẳng hạn như Thông tư 20/2011/TT - BCT của Bộ Công Thương quy định DN nhập khẩu (NK) ô tô phải có giấy ủy quyền chính hãng. Thông tư này nằm trong danh sách giấy phép con “hành” DN nhưng nay lại được Bộ Công Thương nâng cấp và đưa vào NĐ. Về bản chất, quy định này chỉ nhằm bảo vệ cho lợi ích nhóm của những DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và một số DN sản xuất, lắp ráp xe lớn. Các DN khẳng định, việc buộc các nhà NK phải có “giấy phép con” từ chính hãng sản xuất là bất khả thi và làm khó các DN, khiến nhiều công ty thương mại đã phải đóng cửa và người tiêu dùng chịu thiệt hơn cả do không có nhiều lựa chọn. Thậm chí, nếu Thông tư 20 được nâng cấp lên NĐ thì khoảng 200 DN NK ô tô sẽ phải tự giải tán. Với lĩnh vực kinh doanh gas, các DN trong ngành này đang “kêu trời” vì NĐ 19/NĐ-CP về kinh doanh khí và Thông tư 03/TT- BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của NĐ 19. Bộ Công Thương giải thích về quy định trong Thông tư 03 và NĐ 19 là nhằm hướng thị trường gas Việt Nam theo mô hình Thái Lan chỉ có 5 DN hoạt động. Tuy nhiên, nếu để các DN tự co hẹp lại về số lượng đầu mối trên cơ sở cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ thì mới thực sự "lọc" được những DN tốt. Còn tạo ra thủ tục hành chính và điều kiện quy mô DN để thu gọn về một số DN lớn là đi ngược lại tinh thần khuyến khích DN khởi nghiệp và phát triển của Chính phủ. Còn rất nhiều ĐKKD vô lý khác đang “hành” DN được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhìn nhận là có hệ quả từ việc các bộ, ngành cứ… vô tư ban hành trái thẩm quyền mặc dù Luật Đầu tư không cho phép. Theo thống kê của VCCI, đến ngày 31/5/2016 đã có 38/49 dự thảo NĐ về ĐKKD được trình Chính phủ. Đáng chú ý, chỉ có 24 dự thảo lấy ý kiến VCCI, và Bộ Tư pháp thẩm định 44 dự thảo NĐ chỉ trong vòng… một tuần (Dù thông tin này đã được đại diện Bộ Tư pháp bác bỏ - PV). Điều đó dẫn đến tình trạng quá tải của Bộ Tư pháp và cả VCCI.
Chuyên gia thương mại Ngô Việt Hòa: Đưa nhượng quyền thương mại ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện ![]() Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Đông Tùng Hà Thanh Tùng: Khổ vì “giấy phép con” ![]() Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn: Sợ điều kiện kinh doanh không minh bạch ![]() Giám đốc Công ty CP Thương mại Kylin-GX Nguyễn Thế Hùng: Một thông tư có thể xóa sổ hàng trăm DN ![]() |