70 năm giải phóng Thủ đô

Doanh nghiệp Việt đứng thứ 3 châu Á về động lực khởi nghiệp

Theo ICTNews/Infonet
Chia sẻ Zalo

Theo DotAsia, Việt Nam đứng thứ 3 về Động lực khởi nghiệp, chỉ sau Hong Kong (thứ 1), Singapore (thứ 2) và xếp trên Trung Quốc đại lục (thứ 4).

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (ngoài cùng bên trái) trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2018 ngày 28/8/2018. Ảnh Lao động
Thành phố Hồ Chí Minh, từng được Virgin nêu bật như một trong những trung tâm khởi nghiệp tốt nhất, đang chứng kiến các hoạt động khởi nghiệp tăng mạnh. Theo Chỉ số Năng động Trẻ của DotAsia, Việt Nam đứng thứ 3 về Động lực khởi nghiệp, chỉ sau Hong Kong (thứ 1), Singapore (thứ 2) và xếp trên Trung Quốc đại lục (thứ 4). Thực tế, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây và sự hỗ trợ của chính phủ trong việc tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp năng động đã đưa nước này trở thành địa điểm lý tưởng để khởi nghiệp. Điều này đang thu hút cả thanh niên và người từ nước ngoài về thành lập các doanh nghiệp theo định hướng địa phương và khu vực tại Việt Nam.
Ông Edmon Chung, Giám đốc điều hành Tổ chức DotAsia cho biết: "Bảng xếp hạng của YMI.Asia được xây dựng dựa trên kinh nghiệm cả thập kỷ của chúng tôi về thế hệ trưởng thành trong thế kỷ 21 tại châu Á trong các vấn đề quản trị Internet và nhằm giúp các nhà lãnh đạo trẻ có tham vọng khởi động những ý tưởng của họ cho Châu Á. Tôi cũng hy vọng YMI.Asia có thể truyền cảm hứng cho các nghiên cứu tiếp theo để hỗ trợ và thông tin về sự phát triển chính sách ở địa phương và khu vực giúp giới trẻ tăng cường khả năng năng động số trên toàn châu Á".
Theo Khảo sát thường niên Global Shapers năm 2017, mối quan tâm số một của giới trẻ châu Á là việc làm. Sự lỗi thời của nghề nghiệp và kỹ năng do sự thay đổi năng động của nền kinh tế tri thức có thể khiến cho giới trẻ cảm thấy lo lắng về tương lai của họ. Đáp lại, giới trẻ châu Á ngày nay đang lựa chọn năng động như một sự đảm bảo để chống lại tình trạng lỗi thời nghề nghiệp. Do đó, sự năng động của giới trẻ đã trở thành lợi thế cạnh tranh không chỉ trong giáo dục và việc làm, mà còn trong kinh doanh đối với các cá nhân. Tính năng động mang lại cảm giác mới về sự ổn định trong nền kinh tế ngày nay.
Kết quả khảo sát cho thấy YMi có mối quan hệ tích cực với GDP bình quân đầu người, các chỉ số về khả năng cạnh tranh và phát triển khác, điều thể hiện một khuôn khổ vững chắc cho phương pháp luận và những điểm thú vị trong nghiên cứu được nêu bật bởi những sự thiếu nhất quán. Các kết quả của bảng xếp hạng YMi tái khẳng định vai trò dẫn đầu của 4 con hổ châu Á là Hong Kong, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc cùng với Nhật Bản
Singapore (số 1) - Đứng đầu bảng xếp hạng tổng với số điểm cao nhất trong các phân mục. Điều này được hỗ trợ bởi khả năng của Singapore về Năng động Giáo dục và điểm số xuất sắc về thành thạo tiếng Anh.
Hong Kong (số 2) - đối thủ mạnh nhất của Singapore đứng ở vị trí thứ hai, chứng tỏ sự thống trị mạnh mẽ về Năng động Kinh doanh, với điểm số cao nhất trong tổng Torrent (kết hợp các sinh viên, du khách, hàng hóa và dịch vụ đi và đến).
Nhật Bản (số 3) và Hàn Quốc (số 4); đạt được điểm số cao nhất lần lượt về Năng động Việc làm và Chỉ số Bền vững chung, và cho thấy lợi thế năng động cao về chỉ số kinh tế truyền thống GDP bình quân đầu người.
Đài Loan (số 5) - vùng lãnh thổ xếp thứ 5 này đã đánh bại Hong Kong, trở thành nơi vui nhộn nhất cho giới trẻ năng động ở phân loại Trải nghiệm Cuộc sống (LifeX) trong YMi.