Doanh nghiệp Việt làm gì để không lỡ "chuyến tàu" chuỗi cung ứng toàn cầu?
Kinhtedothi- Việt Nam đang trỗi dậy thành điểm tựa chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Song hành cùng cơ hội là áp lực từ thuế quan, rào cản tài chính và biến động địa chính trị buộc doanh nghiệp Việt phải tái cấu trúc chiến lược để không đi sau trong hành trình trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ hội với doanh nghiệp Việt
Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành một trong những bến đỗ quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực châu Á và thế giới nhờ vào lợi thế địa lý, lực lượng lao động dồi dào, chi phí cạnh tranh và hệ thống cảng biển, logistics đang được cải thiện. Việc đàm phán và tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, RCEP... đang giúp Việt Nam trở thành bên tham gia tích cực trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư hoặc chuyển một phần chuỗi cung ứng sang Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt đang dần khẳng định vị trí trong việc tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đáng mừng là Việt Nam không chỉ đơn thuần là nơi đóng gói, gia công, mà đang dần khẳng định vị trí trong việc tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực điện tử, linh kiện, may mặc, dịch vụ công nghệ thông tin.
Bên cạnh những thuận lợi, trong môi trường thương mại toàn cầu đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, chuỗi cung ứng đang phải đối mặt với nhiều thức thức, từ thay đổi bối cảnh địa chính trị, quy định đến gián đoạn công nghệ và áp lực phát triển bền vững. Các khó khăn doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt gồm: căng thẳng thuế quan Mỹ - Trung, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng; các rào cản địa phương về quy định thuế, hải quan, quy chuẩn kỹ thuật; giá nguyên vật liệu, cước vận chuyển dao động; sự đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu...
Để doanh nghiệp Việt trở thành một mắt xích quan trọng
Trong bối cảnh hiện nay, bài toán đặt ra là làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được lợi thế và hạn chế được các thách thức để trở thành một mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Và làm sao để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua các thách thức và để góp phần quan trọng cho việc thực thi các mục tiêu kinh tế quốc gia là vấn đề được quan tâm.
Đơn cử ví dụ tại Bosch Việt Nam, để vượt qua thách thức, doanh nghiệp này cũng đã phải điều chỉnh chiến lược để thích ứng với nhu cầu thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Giám đốc điều hành Bosch Việt Nam Andre de Jong chia sẻ, động lực chính cho những nỗ lực này là cam kết của Bosch đối với sự đổi mới và bền vững. Công ty đã triển khai các giải pháp công nghệ tiên tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất để không chỉ giảm thiểu chi phí mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ở góc độ ngân hàng, ông Đặng Ngọc Cảnh- Giám đốc cao cấp Phân tích Kinh tế và Thị trường tài chính, Techcombank cho rằng, doanh nghiệp cần hiểu rõ những chuyển động mới nhất trong chuỗi cung ứng để có chiến lược rõ ràng và kiểm soát rủi ro. Theo đó, Techcombank luôn tiên phong trong việc mang đến các giải pháp tài chính đột phá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng phân khúc khách hàng trong đó, việc góp phần gia tăng nguồn lực cho doanh nghiệp đa quốc gia phát triển chuỗi cung ứng được ngân hàng đầu tư mạnh mẽ. Cùng các giải pháp tài chính, với sự đồng hành và am hiểu từng lĩnh vực và phân khúc khách hàng, Techcombank tiếp tục xây dựng những giải pháp theo đặc thù ngành nghề và cùng doanh nghiệp thích nghi tốt nhất với những biến động thị trường.
Còn Giám đốc Dịch vụ Hải quan và Thương mại Toàn cầu, Deloitte Vietnam Bob Fletcher nhấn mạnh thêm, để thiết kế chiến lược phù hợp nhằm khai mở tiềm năng của Việt Nam, doanh nghiệp cần nhận diện các ràng buộc về quy định địa phương, thủ tục thuế, hải quan và rào cản tài chính ảnh hưởng đến các công ty và nhà cung cấp của họ.
Theo các chuyên gia, để đón lấy xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ quản trị chuỗi cung ứng; kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp đa quốc gia, thâm nhập chuỗi giá trị từng ngành hàng; đồng hành cùng ngân hàng, tổ chức tài chính với các gói giải pháp "may đo".
Có thể thấy, chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ là "sân chơi" của doanh nghiệp đa quốc gia. Trong dòng chảy chuyển dịch sản xuất và hợp tác địa chiến, doanh nghiệp Việt Nam nếu đủ năng lực, có chiến lược và hỗ trợ vốn hiệu quả sẽ trở thành điểm tựa vững chắc trong chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế.

Trung Quốc siết xuất khẩu đất hiếm, chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt thử thách lớn
Kinhtedothi - Nguồn đất hiếm Trung Quốc đang giữ vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

Vĩnh Phúc tăng tốc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Kinhtedothi - Tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, đặc biệt là kết nối giữa doanh nghiệp trong nước (DDI) với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

G7 siết chuỗi cung ứng, cảnh báo thương mại điện tử né thuế
Kinhtedothi - Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 đã kết thúc hội nghị tại Canada với cam kết hợp tác về kinh tế, trong khi né tránh đề cập trực tiếp đến căng thẳng thuế quan từ Mỹ và xung đột Nga - Ukraine.