G7 siết chuỗi cung ứng, cảnh báo thương mại điện tử né thuế
Kinhtedothi - Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 đã kết thúc hội nghị tại Canada với cam kết hợp tác về kinh tế, trong khi né tránh đề cập trực tiếp đến căng thẳng thuế quan từ Mỹ và xung đột Nga - Ukraine.

Cờ của các quốc gia trong G7. Ảnh: Japan Upclose
Sau ba ngày họp tại Banff (Canada), nhóm G7 gồm các nền kinh tế phát triển đã thông qua tuyên bố chung nhấn mạnh sự cần thiết phải xử lý các “mất cân đối kinh tế toàn cầu quá mức” và cải thiện tính bền vững của hệ thống thương mại.
Dù còn khác biệt về một số nội dung, đặc biệt là phương án đối ứng với thuế quan từ Mỹ, hội nghị vẫn khẳng định sự đồng thuận về hướng đi chung nhằm củng cố tăng trưởng và ổn định vĩ mô.
Bộ trưởng Tài chính Canada ông Francois-Philippe Champagne phát biểu tại họp báo bế mạc: “Chúng tôi tìm được tiếng nói chung về những vấn đề toàn cầu cấp thiết nhất. Đây là tín hiệu rõ ràng rằng G7 vẫn thống nhất về mục tiêu và hành động.”
Dù không nêu đích danh Trung Quốc, G7 bày tỏ lo ngại về các chính sách kinh tế phi thị trường đang ảnh hưởng đến sự công bằng và ổn định toàn cầu. Những phát biểu này thường được hiểu là nhằm vào mô hình phát triển dựa vào trợ cấp công nghiệp và xuất khẩu của Bắc Kinh.
Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải rà soát mức độ tập trung trong các ngành kinh tế chủ chốt và tăng cường khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng. G7 khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để xử lý những hành vi thương mại thiếu minh bạch và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, G7 cảnh báo tình trạng gia tăng các gói hàng giá trị thấp vận chuyển xuyên biên giới từ các nền tảng thương mại điện tử, có nguy cơ làm thất thu thuế và bị lợi dụng cho hoạt động buôn lậu. Các nước đặc biệt quan ngại về ngưỡng miễn thuế “de minimis”(đơn hàng dưới 800 USD), vốn đang bị một số doanh nghiệp tận dụng để né tránh nghĩa vụ thuế quan.
Dù không nhấn mạnh đến các biện pháp cụ thể, G7 tiếp tục giữ lập trường cứng rắn với Nga. Tuyên bố khẳng định tài sản nhà nước Nga tại các quốc gia G7 sẽ vẫn bị phong tỏa cho tới khi chiến sự kết thúc và thiệt hại tại Ukraine được bồi thường. Các bộ trưởng cũng cam kết không để những nước hỗ trợ tài chính cho chiến sự được hưởng lợi từ quá trình tái thiết Ukraine trong tương lai.

G7 căng thẳng: Mỹ dọa không ký tuyên bố chung nếu trái ý ông Trump
Kinhtedothi - Cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G7 tại Canada tìm kiếm đồng thuận về các vấn đề phi thuế quan, nhưng vấp phải điều kiện cứng rắn từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nên chọn máy phát điện Trung Quốc cao cấp hay hàng Châu Âu/G7? Góc nhìn từ hiệu quả đầu tư
Kinhtedothi-Hiệu quả đầu tư đang trở thành tiêu chí hàng đầu khi các doanh nghiệp lựa chọn máy phát điện công nghiệp. Trước đây, các thương hiệu từ nhóm G7 như Cummins (Mỹ), Mitsubishi (Nhật), MTU (Đức) luôn được ưu tiên nhờ danh tiếng và chất lượng đã được khẳng định. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của các dòng máy Trung Quốc cao cấp – điển hình như Cummins China, Mitsubishi Shanghai – đang mở ra một lựa chọn mới. Câu hỏi đặt ra là: nên chọn máy G7 nhập khẩu hay máy Trung Quốc cao cấp?

Kinh tế Nga tăng trưởng thần tốc, vượt trội so với nhóm G7
Kinhtedothi - Tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2024 đạt hơn 4%, gấp 4 lần mức tăng trưởng trung bình của các nước G7 và cao thứ 3 trong nhóm các nền kinh tế G20.