Doanh thu 1 tỷ đồng/năm, hộ và cá nhân kinh doanh buộc phải khai báo hóa đơn điện tử
Kinhtedothi - Việc tuân thủ quy định về hóa đơn, chứng từ là bước quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế tư nhân, xây dựng hệ sinh thái kinh doanh minh bạch và chuyên nghiệp hơn. Cơ quan thuế đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh.
Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo "Quy định về chế độ hóa đơn điện tử với hộ và cá nhân kinh doanh theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP" do Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) phối hợp cùng Công ty CP MISA tổ chức ngày 24/4.
Tổng Giám đốc MISA Lê Hồng Quang nhấn mạnh, việc tuân thủ quy định về hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP là bước quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế tư nhân, xây dựng hệ sinh thái kinh doanh minh bạch và chuyên nghiệp hơn.

Giời thiệu với các phần mềm để sử dụng. Ảnh: Khắc Kiên
Quy đinh bắt buộc
Chủ tịch VTCA Nguyễn Thị Cúc chia sẻ cập nhật mới về chính sách thuế năm 2025 đối với Hộ và Cá nhân kinh doanh theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hoá đơn, chứng từ. Theo đó, Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh. Điểm mới đáng chú ý là các hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

Chủ tịch VTCA Nguyễn Thị Cúc. Ảnh: Khắc Kiên
Ngoài ra, Nghị định cũng khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu hóa đơn qua các chương trình khách hàng thân thiết và dự thưởng, đồng thời quy định rõ thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu và các dịch vụ có số lượng lớn. Các hộ và cá nhân kinh doanh cũng sẽ được khuyến khích thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và tuân thủ quy định thuế. Theo bà Cúc, để tạo thuận lợi cho các hộ, cá nhân kinh doanh trong việc xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, việc áp dụng các giải pháp công nghệ số là hết sức cần thiết.
Trưởng phòng Thuế cá nhân - Hộ kinh doanh và thu khác Chi cục Thuế Khu vực I Lê Ngọc Huy cho biết, ngay khi Nghị định 70 ban hành, cơ quan thuế đã phối hợp với nhà cung cấp xây dựng giải pháp thực hiện. Các giải pháp này đáp ứng với hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận, sử dụng. Chi cục thuế khu vực I cũng ban hành công văn, phân công nhiệm vụ từng phòng, đôi thuế triển khai nội dung Nghị định 70.
Tổng Giám đốc MISA Lê Hồng Quang đánh giá, việc tuân thủ quy định về hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP là bước quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế tư nhân, xây dựng hệ sinh thái kinh doanh minh bạch và chuyên nghiệp hơn.

Tổng Giám đốc MISA Lê Hồng Quang. Ảnh: Khắc Kiên
Để hỗ trợ hộ và cá nhân kinh doanh tuân thủ các quy định về hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, Lê Hồng Quang - Tổng Giám đốc MISA đã giới thiệu Bộ giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tích hợp quản lý Bán hàng - Hóa đơn - Kế toán. Bộ giải pháp này được MISA phát triển với mục tiêu quản lý toàn diện hiệu quả, dễ triển khai, tuân thủ đầy đủ quy định về thuế và tối ưu chi phí cho người dùng.
Giải pháp cho phép hộ kinh doanh tự động hóa quy trình phát hành hóa đơn điện tử, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian nhập liệu. Phần mềm kết nối trực tiếp với Cục thuế, đảm bảo xuất và truyền hóa đơn đúng hạn, tuân thủ quy định pháp luật. Bên cạnh đó, hệ sinh thái MISA đồng bộ dữ liệu giữa các phần mềm bán hàng và kế toán giúp tối ưu hóa quy trình quản lý tài chính, tự động hạch toán chứng từ và báo cáo thuế. Điểm nổi bật của bộ giải pháp là được MISA phát triển đảm bảo tiêu chỉ dễ sử dụng, đầy đủ tính năng, đáp ứng quy định về pháp luật thuế với mức chi phí tối ưu.
Ngoài ra, Nghị định cũng khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu hóa đơn qua các chương trình khách hàng thân thiết và dự thưởng, đồng thời quy định rõ thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu và các dịch vụ có số lượng lớn. Các hộ và cá nhân kinh doanh cũng sẽ được khuyến khích thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và tuân thủ quy định thuế. Theo bà Cúc, để tạo thuận lợi cho các hộ, cá nhân kinh doanh trong việc xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, việc áp dụng các giải pháp công nghệ số là hết sức cần thiết.
Gợi mở để thực hiện
Tiếp nối những kiến thức pháp luật về thuế, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thuế Hà Nội Lê Thị Yến chia sẻ về giải pháp hỗ trợ nghiệp vụ và giải đáp một số tình huống thực tế giúp hộ, cá nhân kinh doanh hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế.

Rất nhiều doanh nghiệp cá thể, hộ kinh doanh quan tâm. Ảnh: Khắc Kiên
Bà Yến chỉ ra rằng, nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ thuế, tiếp tục duy trì tâm lý kinh doanh nhỏ lẻ, không xuất hóa đơn và thiếu bộ phận kế toán chuyên trách. Họ cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận phần mềm hóa đơn điện tử, đặc biệt ở khu vực nông thôn và với người lớn tuổi. Việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP là bước chuyển quan trọng, giúp nâng cao minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính, nhưng các hộ kinh doanh cần có sự chuẩn bị hợp tác với đối tác uy tín để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tuân thủ pháp lý.
Tổng Giám đốc MISA Lê Hồng Quang thêm một lần khẳng định, việc ứng dụng giải pháp công nghệ để xuất hoá đơn điện tử sẽ giúp các hộ và cá nhân kinh doanh chủ động trong giao dịch với khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh và gia tăng uy tín, sự chuyên nghiệp.
Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, nền tảng quan trọng chính là việc thúc đẩy và phát triển kinh tế tư nhân. Đây là một trong những động lực chính của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển bền vững và công bằng.
"Nghị định 70/2025/NĐ-CP về chế độ hóa đơn điện tử là một bước khởi đầu mang tính chiến lược, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của các hộ kinh doanh, đồng thời là nền tảng để xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh minh bạch và chuyên nghiệp hơn" - ông Lê Hồng Quang cho biết thêm.
Bên cạnh đó, từ sự minh bạch và chuyên nghiệp, Nghị định 70 còn tạo điều kiện thuận lợi để hộ, cá nhân kinh doanh tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính, từ đó mở ra cơ hội phát triển. Đặc biệt, chuyển đổi số là một yếu tố quan trọng, giúp các hộ kinh doanh thay đổi tư duy, áp dụng công nghệ để quản lý công việc hiệu quả hơn, tối ưu hóa quy trình và tối ưu lợi nhuận.

Căng thẳng thuế quan, doanh nghiệp Việt điều chỉnh chiến lược ứng phó
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thuế quan với Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động điều chỉnh chiến lược ứng phó để duy trì sản xuất, kinh doanh bền vững. Tăng cường các sản phẩm chất lượng cao, chuyển hướng thị trường trong nước, chủ động nguyên liệu nội địa… là các giải pháp ứng phó đang được doanh nghiệp điều chỉnh.

Khẳng định vai trò, vị trí lãnh đạo tổ chức Đảng trong doanh nghiệp cổ phần
Kinhtedothi - Trong 2 ngày 9 - 10/1, Đảng bộ Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội (Đảng bộ quận Thanh Xuân) đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 (đại hội điểm cấp cơ sở).

Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2025 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.