Căng thẳng thuế quan, doanh nghiệp Việt điều chỉnh chiến lược ứng phó
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thuế quan với Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động điều chỉnh chiến lược ứng phó để duy trì sản xuất, kinh doanh bền vững. Tăng cường các sản phẩm chất lượng cao, chuyển hướng thị trường trong nước, chủ động nguyên liệu nội địa… là các giải pháp ứng phó đang được doanh nghiệp điều chỉnh.
Chủ động nguyên liệu trong nước, tăng cường các sản phẩm ít rủi ro
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm dừng 90 ngày đối với phần lớn các mức thuế quan mới, giảm thuế đối ứng xuống 10% cho hầu hết các quốc gia.
Mặc dù căng thẳng thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thương mại đang tạm lắng, nhưng rủi ro vẫn còn hiện hữu. Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, trong tổng số 130 doanh nghiệp xuất khẩu, có 64 doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi mức thuế này. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 28,7 tỷ USD, trong đó khoảng 6,11 tỷ USD là xuất khẩu gián tiếp sang thị trường Mỹ. Nếu mức thuế được áp dụng, mức thiệt hại có thể lên tới 2,81 tỷ USD.
Trng bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp tục chủ động thích ứng, tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và sự hỗ trợ từ Chính phủ để duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.

Trong bối cảnh căng thẳng thuế quan, Tập đoàn Hoà Phát chuyển hướng chủ động các nguồn nguyên liệu trong nước, tăng xuất khẩu các sản phẩm giá trị cao
Ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho biết, Hòa Phát hiện tập trung đẩy mạnh sản xuất các dòng thép chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp chế tạo như ô tô, đóng tàu, cơ khí, dầu khí, đường sắt, gia dụng… và công nghiệp quốc phòng, giúp tự chủ nguồn nguyên liệu trong nước, không phụ thuộc nhập khẩu. Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép số 1 Việt Nam, đã xuất khẩu thép tới 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Khi Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 hoàn thành vào cuối năm 2025, năng lực sản xuất thép của Tập đoàn đạt 15 triệu tấn/năm, đưa Hòa Phát vào Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. “Thay vì làm thép công nghệ thấp, chúng tôi chuyển sang làm thép công nghệ cao, xuất khẩu thép giá trị cao. Việc chủ động nguồn nguyên liệu trong nước cũng khiến doanh nghiệp hạn chế bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế quan bên ngoài”- ông Thắng cho biết.
Trước đó, Hoà Phát cũng đã thông báo điều chỉnh phương án chi trả cổ tức năm 2024, quyết định chi trả toàn bộ bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, thay vì 15% cổ phiếu và 5% tiền mặt như kế hoạch trước đó.
Doanh nghiệp lý giải việc điều chỉnh này xuất phát từ bối cảnh chính sách thuế đối ứng mới được phía Mỹ, dưới thời ông Donald Trump, áp dụng với nhiều đối tác trong đó có Việt Nam. Trên tinh thần thận trọng, Hòa Phát quyết định giữ lại tiền mặt để đảm bảo an toàn tài chính trước những biến động khó lường từ thị trường quốc tế.
Có thể thấy, dù chính sách thuế quan tạm lắng nhưng thách thức với các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc nhóm ngành đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt trong các ngành điện tử, dệt may, đồ nội thất, giày dép và thủy hải sản – những ngành đóng vai trò trung tâm trong thành công xuất khẩu của Việt Nam vẫn hiện hữu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và bền vững hóa tăng trưởng
Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai các giải pháp để thích ứng. Theo đó, doanh nghiệp đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA để tiếp cận các thị trường như EU, Nhật Bản và ASEAN. Dự báo, xuất khẩu sang EU có thể tăng 42,7% vào năm 2025 nhờ EVFTA. Các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu.
Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thông qua các chính sách tài khóa và tiền tệ. Các biện pháp như đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, giảm thuế VAT, xem xét hạ lãi suất và hỗ trợ tín dụng đang được xem là giải pháp thiết thực để duy trì tăng trưởng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến nghị cần tiếp tục đối thoại song phương với Mỹ, thể hiện thiện chí thông qua việc tăng nhập khẩu các mặt hàng Mỹ có thế mạnh như nông sản, năng lượng và thiết bị công nghệ. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa nhằm tránh rủi ro trung chuyển và gian lận thương mại.
Theo bà Cao Thị Ngọc Quỳnh – Giám đốc Khối Khách hàng Tổ chức của VNDIRECT, nền kinh tế Việt Nam cần ưu tiên phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển đổi số. Đây là nền tảng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và bền vững hóa tăng trưởng.

Rủi ro thuế quan tạm lắng, chứng khoán Việt Nam tìm cơ hội bứt phá tháng 4
Thị trường Việt Nam khởi động tháng 4 với diễn biến sôi động, kỳ vọng được củng cố nhờ kết quả kinh doanh quý I và động thái chính sách quốc tế tích cực.

Ba nền kinh tế lớn ứng phó làn sóng thuế quan từ Mỹ
Kinhtedothi - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới vào ngày 2/4/2025, với mức thuế từ 10 - 50% đối với đa số hàng nhập khẩu, đã tạo ra một cú sốc trên phạm vi toàn cầu. Thay vì chỉ dừng lại ở các phản ứng ngoại giao, nhiều nền kinh tế lớn đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động lan rộng lên tăng trưởng, việc làm và ổn định thị trường. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore là những ví dụ tiêu biểu với cách tiếp cận linh hoạt, kết hợp giữa điều hành nội bộ và thúc đẩy đối thoại chiến lược với Mỹ.

Ngành công nghệ "thở phào" giữa những điều chỉnh thuế quan mới
Kinhtedothi - Động thái nới lỏng một số chính sách thuế nhập khẩu đã tạo lực đẩy cho nhóm cổ phiếu công nghệ và ô tô, mở ra kỳ vọng ổn định hơn cho môi trường đầu tư và tiêu dùng trên toàn cầu.