Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Độc đáo cách chống thấm thuyền thúng bằng phân bò

Kinhtedothi - Sau khi phơi nắng thuyền thúng, người thợ dùng phân bò trét đều lên nan tre để làm kín các khe hở, chống thấm nước.
Tại một số xã ven biển của huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) hiện vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống làm thuyền thúng (còn gọi là thúng chai).
Thuyền thúng là phương tiện khai thác hải sản gần bờ, hoặc dành cho ngư dân hành nghề câu mực ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Thuyền thúng được làm từ những cây tre đặc, không non nhưng cũng không quá già.
Thời gian làm mỗi chiếc thuyền thúng trung bình khoảng 15 ngày và phải trải qua nhiều công đoạn từ chọn tre, đan thúng, lận vành đến quét dầu, phơi nắng.
Đặc biệt, để làm kín các khe hở, sau khi phơi khô thúng, người thợ dùng phân bò tươi trét đều lên nan tre nhằm chống thấm nước.
Sau khi lớp đầu tiên khô, thợ lại trét thêm lớp nữa. Đợi phân bò khô dùng nhựa dầu rái quét thêm 2 lớp là hoàn thành.
Theo chia sẻ của các thợ làm thuyền thúng ở xã Bình Dương (huyện Bình Sơn), kỹ thuật chống thấm bằng phân bò và nhựa dầu rái được truyền lại từ đời cha ông. Phân bò bịt kín khe hở giữa những nan tre, sau đó nhựa dầu rái thấm vào, kết dính bền chặt với nhau và tồn tại khá lâu trong môi trường nước biển.
Thuyền thúng sau một thời gian sử dụng cũng sẽ được gia cố, chống thấm bằng cách phủ tiếp phân bò và dầu rái.
Vật liệu chống thấm tự nhiên này có giá thành rẻ, lại không thua kém các loại vật liệu chống thấm được làm từ công nghệ hiện đại nên được những người làm thuyền thúng ưa chuộng và sử dụng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ