Độc đáo hội quán người Hoa giữa lòng Cố đô Huế

Huy Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nằm dọc con phố Chi Lăng phía Đông Kinh thành, những hội quán của cộng đồng người Hoa sinh sống tại Huế là một gợi ý khá hấp dẫn với du khách khi đến Cố đô Huế.

Theo sử sách, vào khoảng thế kỷ XVII, khi nhà Mãn Thanh thay thế triều Minh ở Trung Quốc, nhiều người Hoa không chịu sống dưới chế độ mới đã di cư sang nước ta, xin chính quyền sở tại cho định cư và trở thành con dân nước Việt. Trong bối cảnh đó, Huế là địa bàn tiếp nhận không ít tộc họ đến từ vùng duyên hải phía Nam Trung Quốc.

Khi Huế trở thành kinh đô dưới thời Nguyễn, người Hoa đã tập trung đến khu phố phía Đông Kinh thành để tiện làm ăn sinh sống. Vốn bản tính năng động, cần cù, cộng với chính sách buôn bán hợp lý của triều đình, người Hoa tại đây phất lên trông thấy.

Bên cạnh tầng lớp quan lại, trí sĩ, tăng nhân, người lao động, thợ thủ công… là sự hiện diện đông đảo của đội ngũ thương nhân. Chính vì thế, họ đã lập nên những hội quán theo từng cộng đồng địa phương để cùng trao đổi công việc, giao lưu văn hóa và thờ cúng tổ tiên. Những công trình kiến trúc này đã đem lại một sắc màu mới, một hơi thở mới về văn hóa cho Kinh đô Huế đến tận ngày nay.

Hội quán của người Hải Nam (hay còn gọi là Hội quán Quỳnh Phủ) thờ Bà Mã Châu, nằm ở góc đường Hồ Xuân Hương và đường Chi Lăng. Đây là một nhân vật tâm linh của người Hoa, thường hiển linh để cứu giúp ngư dân trong các chuyến đi biển không thuận lợi.
Hội quán của người Hải Nam (hay còn gọi là Hội quán Quỳnh Phủ) thờ Bà Mã Châu, nằm ở góc đường Hồ Xuân Hương và đường Chi Lăng. Đây là một nhân vật tâm linh của người Hoa, thường hiển linh để cứu giúp ngư dân trong các chuyến đi biển không thuận lợi.
Hội quán Triều Châu - một tòa nhà có quy mô rất bề thế, là nơi sinh hoạt văn hóa lớn nhất và giàu có nhất so với các hội quán khác của người Hoa.
Hội quán Triều Châu - một tòa nhà có quy mô rất bề thế, là nơi sinh hoạt văn hóa lớn nhất và giàu có nhất so với các hội quán khác của người Hoa.
Kế bên là hội quán Phúc Kiến được cho là xây dựng dưới thời vua Tự Đức. Theo như một số nhà quan sát, kiến trúc tòa nhà tuy rất công phu, uy nghi và tráng lệ song đã thay đổi khá nhiều so với nguyên bản. Tại đây thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, tương truyền là vị thần hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát có công cứu giúp thương nhân vượt sóng gió buôn bán làm ăn trên đại dương an toàn.
Kế bên là hội quán Phúc Kiến được cho là xây dựng dưới thời vua Tự Đức. Theo như một số nhà quan sát, kiến trúc tòa nhà tuy rất công phu, uy nghi và tráng lệ song đã thay đổi khá nhiều so với nguyên bản. Tại đây thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, tương truyền là vị thần hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát có công cứu giúp thương nhân vượt sóng gió buôn bán làm ăn trên đại dương an toàn.
Hội quán Quảng Triệu do cộng đồng người Hoa từ khu vực Triệu Khánh của bang Quảng Đông. Hội quán thờ Quan Công - một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán của Trung Quốc. Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành.
Hội quán Quảng Triệu do cộng đồng người Hoa từ khu vực Triệu Khánh của bang Quảng Đông. Hội quán thờ Quan Công - một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán của Trung Quốc. Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành.
Đây cũng là Hội quán được bảo tồn khá tốt nên vẫn giữ được vẻ đẹp như xưa. 4 chữ ở cổng chính vào tiền điện là “Quốc Thái - Dân An”. Các tấm hoành phi, câu đối tại hội quán đều phản ánh triết lý nhân sinh của nhiều lớp người qua nhiều thời đại.
Đây cũng là Hội quán được bảo tồn khá tốt nên vẫn giữ được vẻ đẹp như xưa. 4 chữ ở cổng chính vào tiền điện là “Quốc Thái - Dân An”. Các tấm hoành phi, câu đối tại hội quán đều phản ánh triết lý nhân sinh của nhiều lớp người qua nhiều thời đại.
Điểm nhấn quan trọng nhất trên con phố cổ kính này là đền Chiêu Ứng - một ngôi miếu thờ cổ có kiến trúc hoa mỹ hiếm có của người Hoa gốc Hải Nam. Toàn bộ mặt tiền cổng chính đền đều được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Điểm nhấn quan trọng nhất trên con phố cổ kính này là đền Chiêu Ứng - một ngôi miếu thờ cổ có kiến trúc hoa mỹ hiếm có của người Hoa gốc Hải Nam. Toàn bộ mặt tiền cổng chính đền đều được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Ngôi đền nằm trong khuôn viên tương đối rộng, được trang hoàng rất tinh xảo lộng lẫy bởi bàn tay của những nghệ nhân đến từ đảo Hải Nam ở Trung Quốc với các bức tranh, họa tiết đậm dấu ấn văn hóa Trung Hoa. Trên cổng có tấm biển khắc 3 chữ Hán "Chiêu Ứng Từ".
Ngôi đền nằm trong khuôn viên tương đối rộng, được trang hoàng rất tinh xảo lộng lẫy bởi bàn tay của những nghệ nhân đến từ đảo Hải Nam ở Trung Quốc với các bức tranh, họa tiết đậm dấu ấn văn hóa Trung Hoa. Trên cổng có tấm biển khắc 3 chữ Hán "Chiêu Ứng Từ".

Mặc dù các hội quán này gần như giữ nguyên dáng vẻ cổ kính vốn có sau 200 năm, nhưng khu phố cổ Chi Lăng - Gia Hội hiện vẫn đìu hiu, cài then đồng cửa, thua xa những hội quán du lịch khác của Hội An hay TP Hồ Chí Minh.

Hy vọng trong tương lai không xa, Huế sẽ xây dựng được một lộ trình du lịch hợp lý, có hướng dẫn viên và hệ thống thông tin đầy đủ để mọi du khách có thể vào bên trong các hội quán chiêm ngưỡng, và tìm hiểu đầy đủ những giá trị văn hóa - lịch sử hấp dẫn này.

Đọc tiếp