Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đổi thay ở Yên Bình

Kinhtedothi - Năm 2016, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất trở thành địa phương đầu tiên trong số 14 xã vùng đồng bào dân tộc và miền núi của Thủ đô về đích nông thôn mới. Thành tích trên có được phải kể tới hiệu quả thực thi các chính sách dân tộc của TP trong thời gian dài.
Thu nhập cao tốp đầu vùng dân tộc
Thời điểm mới sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào vùng dân tộc xã Yên Bình còn muôn vàn khó khăn. Hạ tầng cơ sở thiếu thốn đủ bề. Thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức 12 triệu đồng/người/năm, trong khi tỷ lệ hộ nghèo còn tới 14%.

Một tuyến đường giao thông được nâng cấp tại xã Yên Bình. Ảnh: Lâm Nguyễn
Trước thực trạng trên, TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, trong đó có xã Yên Bình. Phó Trưởng phòng Chính sách (Ban Dân tộc TP Hà Nội) Lê Thanh Thắng cho biết, trong 8 năm qua, TP đã hỗ trợ trên 200 tỷ đồng thông qua Kế hoạch số 166 để nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế cho xã Yên Bình. Theo đó, 22 dự án xây dựng trường học, trạm y tế, giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa… đã được xây dựng. Đến nay, hầu hết các công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương này.
Song song với nâng cấp hạ tầng là nỗ lực nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc xã Yên Bình. Những năm qua, việc thực hiện các chính sách ưu tiên về phát triển kinh tế được địa phương hết sức chú trọng. Tính riêng năm 2017, huyện Thạch Thất đã hỗ trợ cây giống trên diện tích 25ha bưởi Diễn và bưởi đỏ cho người dân. Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất với tổng dư nợ trên 10 tỷ đồng.
Năm 2017, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã trao tặng 13 con bò sinh sản cho các hộ khó khăn, đồng thời, phối hợp cùng Sở LĐTB&XH tổ chức 36 lớp dạy nghề, giải quyết việc làm cho trên 526 lao động nông thôn... Nhờ triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người xã Yên Bình đến nay đã đạt 42 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn khoảng 2%.
Chú trọng giảm nghèo bền vững

Cùng với trợ lực từ TP, đổi thay đáng mừng ở xã Yên Bình có được phải kể tới việc triển khai các chính sách dân tộc rất có hiệu quả. Ngay khi các chính sách từ T.Ư, TP được ban hành, Ban Dân tộc TP Hà Nội và huyện Thạch Thất đã vào cuộc tích cực, chỉ đạo sát sao, đúng hướng; thực hiện công bằng, dân chủ, công khai, đúng đối tượng. Nhờ đó, các chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần thay đổi toàn diện đời sống vùng đồng bào dân tộc nơi đây.

Dù vậy, Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Giáp Dần cũng thẳng thắn nhìn nhận: Song hành với những đổi thay tích cực, vẫn còn đó không ít nỗi lo. Là xã miền núi, địa bàn rộng nên việc triển khai các chính sách cần nguồn kinh phí lớn. Trình độ dân trí không đồng đều khiến việc chuyển đổi cơ cấu lao động, sản xuất không dễ. Đồng bào dân tộc không có nghề phụ nên thu nhập còn khá bấp bênh... Đặc biệt, công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, vẫn còn tình trạng tái nghèo.

Để tiếp tục nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc xã Yên Bình, tiến tới hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hai, ông Dần kiến nghị TP tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ cây, con giống giúp đồng bào phát triển sản xuất. Đồng thời tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trước mắt, địa phương mong muốn TP hỗ trợ kinh phí để thực hiện cải tạo, nâng cấp Phòng khám đa khoa khu vực Yên Bình, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh kịp thời của đồng bào vùng dân tộc huyện Thạch Thất. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ