Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô

Với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, hội tụ, kết tinh và tỏa sáng nền văn hóa dân tộc. Những năm qua, Hà Nội luôn xác định văn hóa là trung tâm trong chính sách phát triển, không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là sức mạnh nội sinh, nguồn lực quan trọng phát triển Thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước có riêng một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh quan điểm phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô; là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.

Không gian văn hóa sáng tạo tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Theo TS Bùi Thị Kim Chi - Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, với tầm nhìn chiến lược về sự phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy Đảng, chính quyền TP Hà Nội đã nhanh chóng thống nhất quan điểm, đường lối, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa. Chính điều đó đã giúp Hà Nội đón bắt được những thời cơ về tiềm năng thị trường, văn hóa dân tộc, khoa học công nghệ, kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa của các nước trên thế giới... để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Tuy nhiên, theo TS Bùi Thị Kim Chi, về phương diện cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp văn hóa nói chung, phát huy nguồn lực văn hóa cho phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng ở Hà Nội vẫn còn quá nhiều việc phải làm như: đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sáng tạo. Đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực phát triển công nghiệp văn hóa.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024 tại Kỳ họp thứ 7, với nhiều chính sách, quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2025, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển mạnh mẽ và đột phá, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch” của Luật Thủ đô 2024 nêu rõ: TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. HĐND TP quy định chi tiết thẩm quyền thành lập; trình tự, thủ tục thành lập; việc tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý đối với trung tâm công nghiệp văn hóa và các chính sách ưu đãi đối với trung tâm công nghiệp văn hóa sử dụng nguồn lực của TP.

Hiện nay, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá (thực hiện khoản 7, Điều 21 Luật Thủ đô) đang được TP Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân. Trong đó nêu rõ, nguyên tắc thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa phỉ bảo đảm hài hòa giữa bảo vệ và phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô.

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.

Cùng với đó, kết hợp giữa yếu tố văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm độc đáo phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới.

Trung tâm công nghiệp văn hóa phải tạo môi trường để các nghệ sĩ, nhà sáng tạo thể hiện ý tưởng đổi mới, sáng tạo và phát triển sản phẩm văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất và phân phối sản phẩm văn hóa.

Không gian văn hóa tại phố bích họa Phùng Hưng. Ảnh: Cẩm Tú

Về nguồn lực, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, kết hợp nguồn lực Nhà nước và tư nhân để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và sản phẩm văn hóa; kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Đầu tư cho phát triển công nghiệp văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững. Hiệu quả đầu tư được tính toán hài hòa, dài hạn trên tổng thể lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và lợi ích của toàn xã hội.

Trung tâm công nghiệp văn hóa được thành lập theo các mô hình tổ chức: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.

Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa

Theo dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá (thực hiện khoản 7, Điều 21 Luật Thủ đô), lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa.

Hà Nội có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển công nghiệp văn hóa. Cụ thể, TP ưu tiên lập quy hoạch và bố trí quỹ đất; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp văn hóa; huy động nguồn lực thực hiện các dự án phát triển công nghiệp văn hóa để giao hoặc cho trung tâm công nghiệp văn hóa thuê. Ưu tiên xem xét chuyển đổi công năng của công trình tài sản công thành các không gian sáng tạo văn hóa mới để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.

Trung tâm công nghiệp văn hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được hưởng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Thủ đô.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 thu hút hơn 30.000 người dân đến trải nghiệm.

Bên cạnh đó, trung tâm công nghiệp văn hoá được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa. Trường hợp thuê công trình tài sản công để thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị quyết này, nhà đầu tư được khấu trừ tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về miễn, giảm tiền thuê đất đối với cơ sở thực hiện xã hội hoá vào tiền thuê công trình; được miễn tiền thuê công trình trong thời hạn tối đa 3 năm đầu thành lập, giảm 50% tiền thuê công trình trong thời hạn tối đa 3 năm tiếp theo.

Trung tâm công nghiệp văn hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được ngân sách Nhà nước các cấp của TP hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghiệp văn hóa; hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của TP.

Ngoài ra, TP còn hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ và vườn ươm doanh nghiệp; liên kết giữa các ngành công nghiệp văn hóa với nhau, giữa các ngành công nghiệp văn hóa với doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các hội, hiệp hội chuyên ngành trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa; hỗ trợ tổ chức các hội thảo, hội nghị, triển lãm, sự kiện quốc tế như lễ hội âm nhạc, hội chợ nghệ thuật, hội chợ sách… nhằm quảng bá nghệ thuật và văn hóa.

TP cũng hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hiện các cơ chế hợp tác công tư trong phát triển công nghiệp văn hóa; khuyến khích xây dựng, hình thành, phát triển các loại quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ giải thưởng theo hình thức hợp tác công tư.

Các chuyên gia và người dân kỳ vọng với những chính sách đột phá này nếu áp dụng vào thực tiễn sẽ tạo đà cho công nghiệp văn hóa Thủ đô bứt phá trong thời gian tới.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa gồm: dịch vụ tư vấn, hỗ trợ sáng tạo và sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa; dịch vụ hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ văn hóa; tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm văn hóa; xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm văn hóa trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, trung tâm còn cung cấp dịch vụ về hạ tầng, cơ sở vật chất; dịch vụ tổ chức hoạt động trưng bày, biểu diễn, triển lãm và sự kiện văn hóa khác; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; hoạt động hỗ trợ hợp tác và phát triển; hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; hoạt động hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

Phát huy giá trị, nâng tầm di sản văn hóa

Phát huy giá trị, nâng tầm di sản văn hóa

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia chùa Láng

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia chùa Láng

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Thủ đô

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Thủ đô

06 Apr, 12:21 PM

Kinhtedothi - Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) đang được lấy ý kiến Nhân dân. Trong đó quy định việc thành lập khu phát triển khu thương mại và văn hóa, đây là cơ sở quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị các làng nghề, phố nghề truyền thống gắn với du lịch của Thủ đô.

Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

06 Apr, 07:03 AM

Kinhtedothi - Sau trận hòa trước U17 Australia ở trận ra quân, U17 Việt Nam tiếp tục bước vào buổi tập luyện chuẩn bị cho trận đấu thứ hai tại vòng bảng, gặp đối thủ được đánh giá rất mạnh là U17 Nhật Bản vào tối 7/4.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ