Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đồng bằng sông Hồng: 115 bé trai mới có 100 bé gái

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay tương đương với Trung Quốc cách đây khoảng 20 năm và năm 2005 nước này thiếu khoảng 30 triệu phụ nữ.

KTĐT - Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay tương đương với Trung Quốc cách đây khoảng 20 năm và năm 2005 nước này thiếu khoảng 30 triệu phụ nữ.

Năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam tương đối cao, 111 bé trai trên 100 bé gái. Tỷ số này đặc biệt cao ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khi 200 em bé ra đời thì "dư" ra 15 bé trai.

Đây là thống kê mới nhất của cuộc tổng điều tra dân số vào tháng 4 vừa rồi công bố ngày 31/12.

Hưng Yên là tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất, 131 bé trai trên 100 bé gái.

Nhiều chuyên gia nhận định chênh lệch này ở nước ta đang tăng một cách bất thường, đặc biệt từ năm 2006. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay tương đương với Trung Quốc cách đây khoảng 20 năm và năm 2005 nước này thiếu khoảng 30 triệu phụ nữ.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng sớm hơn dự kiến khoảng 10 năm. Nghĩa là, trước đây, cứ 1 người trong độ tuổi lao động thì có 1 người trong độ tuổi phụ thuộc. Còn hiện nay cứ 2 người trong độ tuổi lao động mới có 1 người trong độ tuổi phụ thuộc.

Thông thường, các nước trên thế giới phải mất nhiều thập kỷ mới chuyển từ giai đoạn cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số trong khi Việt Nam chỉ mất có 3 năm (từ 2005 sang 2008).

Điều này đặt ra thách thức rất lớn với Việt Nam. Vì các chuyên gia đã tính toán nếu như chăm sóc một đứa trẻ hết một đồng thì chăm sóc người cao tuổi hết 8 đồng. Qua kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra dân số đợt vừa rồi, chúng ta có tới 7.200 cụ từ 100 tuổi trở lên, cao hơn gấp đôi so với 10 năm trước.

Cũng theo kết quả cuộc điều tra này, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên trong năm 2009 là gần 94%. Số lượng và tỷ lệ đi học các cấp phổ thông ngày càng cao, đến nay chỉ còn 4 triệu người chưa đi học, chiếm 5% dân số từ 5 tuổi trở lên, tập trung chủ yếu ở các độ tuổi già.