Chính sách bảo hiểm
Đóng bảo hiểm hơn 20 năm rồi dừng lại để chờ hưu có được không?
Câu hỏi:
"Tôi năm nay 46 tuổi đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc 23 năm. Xin hỏi, nếu bây giờ dừng đóng, chốt bảo hiểm chờ tới 62 tuổi thì có được hưởng lương hưu không?" – Phạm Văn Tiềm (tiem0477@gmail.com).
Trả lời:
Trường hợp bạn năm nay 46 tuổi, có 23 năm đóng BHXH bắt buộc, nếu bạn không tham gia đóng tiếp BHXH, bạn có thể chốt sổ bảo lưu thời gian đóng BHXH và chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định để hưởng lương hưu.
Trong thời gian chờ hưu, bạn nên tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi về BHYT của bạn. Trường hợp bạn đã có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên bạn có thể về hưu sớm hơn tuổi nghỉ hưu là 5 năm với điều kiện bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Cùng đóng BHXH 15 năm, lao động nữ hưởng lương hưu cao hơn nam, vì sao?
Kinhtedothi – Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi) quy định mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương đóng BHXH; tương ứng với thời gian đóng BHXH 20 năm đối với lao động nam, 15 năm đối với lao động nữ.

ĐB Quốc hội: Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm là hợp lý
Kinhtedothi-Chiều 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc quy định giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm nhằm gia tăng số người được hưởng lương hưu là hợp lý.

Đóng BHXH đủ 20 năm rồi dừng lại, được hưởng lương hưu thế nào?
Kinhtedothi – Lao động nữ khi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 20 năm rồi dừng lại, khi về hưu có được hưởng lương hưu trên mức đóng hay bắt buộc phải đóng BHXH đến khi nghỉ hưu để hưởng trợ cấp một lần?