Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đồng Nai: Hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thanh Huy
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ năm 2022 đến 2025, tỉnh Đồng Nai giảm từ 5-8% mức tiêu hao nguyên vật liệu của các ngành sản xuất, như: dệt may, thép, nhựa, hóa chất. Các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Trong 2022 đến 2025, tại tỉnh Đồng Nai, các cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Trong 2022 đến 2025, tại tỉnh Đồng Nai, các cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Trong khuôn khổ thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 202/KH-UBND hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030.

Tại các nhà máy thuộc các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tại Đồng Nai sẽ được nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu thụ bền vững.
Tại các nhà máy thuộc các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tại Đồng Nai sẽ được nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu thụ bền vững.

Kế hoạch hướng đến mục tiêu chính là thúc đẩy quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng. Khuyến khích phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trên nền tảng đổi mới, sáng tạo.

Đồng thời, Đồng Nai chú trọng phát triển, phổ biến các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa, tạo công ăn việc làm ổn định, việc làm xanh. Nâng cao chất lượng, cuộc sống người dân, thúc đẩy lối sống bền vững, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Kế hoạch sẽ được chia thành 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2022-2025 giảm từ 5-8% mức tiêu hao nguyên vật liệu của các ngành sản xuất như: dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu - bia - nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản.

Có 70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững, xây dựng được từ 20-30 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

Giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2025-2030, với mục tiêu trọng tâm giảm từ 7-10% mức tiêu hao nguyên vật liệu của các ngành sản xuất như: dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu - bia - nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản.

Đồng thời, 100% khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 100% đơn vị cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững.