Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Tĩnh: chủ động phòng trừ sâu róm gây hại rừng thông 

Kinhtedothi - Thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng trừ sâu róm gây hại rừng thông.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh theo dõi, kiểm tra sâu róm gây hại rừng thông.

Thời gian qua, rất nhiều diện tích cây thông nhựa thuần loài ở rừng phòng hộ Hồng Lĩnh xuất hiện sâu róm gây hại, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây thông và làm giảm năng suất khai thác nhựa. Sâu róm tấn công khiến nhiều cây thông bị ăn trụi lá, chỉ còn trơ lại cành xơ xác dưới cái nắng gay gắt của miền Trung.

“Sâu róm xuất hiện nhiều lứa trong năm, nếu gặp thời tiết thuận lợi, độ ẩm cao sâu sẽ phát triển mạnh. Trước tình hình đó, chúng tôi thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự sinh trưởng của sâu để phun thuốc phòng trừ kịp thời, quyết tâm ngăn chặn không cho sâu bùng phát gây hại lan ra diện rộng” - ông Trần Quốc Sơn, cán bộ Trạm bảo vệ rừng Cộng Khánh thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh cho biết.

Sâu róm xuất hiện với mật độ cao, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây thông nhựa

Sau khi phun thuốc phòng trừ sâu róm bị chết hàng loạt 

Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh hiện quản lý gần 10.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 3.000 ha cây thông nhựa thuần loài. Đặc thù địa hình đồi núi dốc, cây thông nhựa hàng chục năm tuổi, cao bình quân từ 12-15m nên việc theo dõi, phun thuốc phòng trừ gặp nhiều khó khăn.

Sâu róm thường xuyên tồn tại trong môi trường tự nhiên, các thế hệ sâu xuất hiện gối lứa và chủ yếu tấn công lá thông. Vì vậy, nếu không theo dõi, phòng trừ kịp thời, hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, thậm chí về lâu dài cây thông có thể bị chết khô dưới nắng nóng vì sâu róm gây hại.

Video: Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh phun thuốc phòng trừ sâu róm gây hại rừng thông

Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, trong tháng 6 có khoảng 300 ha thông bị sâu róm gây hại. Trong đó tại các tiểu khu 123, 124 và tiểu khu 121 mật độ sâu cao, trung bình từ 30-40 con/cây. Hiện nay, ở những nơi có mật độ sâu cao đơn vị đã kịp thời phun thuốc phòng trừ, sau khi phun thuốc mật độ sâu đã giảm và nằm trong ngưỡng an toàn không gây hại đến rừng.

“Công tác kiểm tra, theo dõi, tổ chức phun thuốc phòng trừ sâu róm rất vất vả, vì điều kiện địa hình rừng núi dốc, việc đi lại và vận chuyển máy móc, trang thiết bị gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi tiếp tục tăng cường kiểm tra, theo dõi diễn biến của sâu róm để chủ động phun thuốc phòng trừ, đảm bảo cho rừng thông sinh trưởng, phát triển ổn định” - Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Nguyễn Phi Quỳnh thông tin.

Hà Tĩnh: vượt nắng, canh lửa, giữ rừng

Hà Tĩnh: vượt nắng, canh lửa, giữ rừng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bỏ cái “tiện” để giữ cái “bền”

Bỏ cái “tiện” để giữ cái “bền”

16 Jul, 06:28 AM

Kinhtedothi - Túi nilon, hộp xôi, cốc cà phê mang đi... những vật dụng "tiện lợi" đã ăn sâu vào nếp sống của người dân Hà Nội sắp đối mặt với một cuộc chia tay được báo trước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ