Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đồng Nai: “Phá án” khi rừng mùa khô cạn nước

Trương Hiệu
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mới đây, lưc lượng Hạt kiểm lâm Vĩnh Cửu và Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh Đồng Nai đã phối hợp, lập kế hoạch “phá án” thành công, bắt giữ đối tượng sản xuất, cất giữ số lượng lớn bẫy thú rừng, sừng bò tót.

"Đột kích" căn chòi cất giấu hơn 400 bẫy săn bắt thú

Rừng tự nhiên thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh Đồng Nai bước vào mùa khô năm 2022 nhiều khu vực trũng nước bắt đầu cạn hẹp dần. Chính vì vậy thú rừng thường tụ về những nơi trũng nước để tìm nước uống. Nhưng cũng chính khu vực thú rừng tụ lại tạo ra cơ hội cho một số đối tượng săn bắt, bẫy thú rừng lộng hành.

Dấu vết bẫy thú rừng của đối tượng săn bắt được lực lượng chức năng phát hiện.
Dấu vết bẫy thú rừng của đối tượng săn bắt được lực lượng chức năng phát hiện.

Thực tế tại khu vực rừng tự nhiên của tỉnh Đồng Nai, hàng năm lực lượng kiểm lâm phát hiện hàng nghìn dụng cụ bẫy thú rừng. Những dụng vụ bẫy thú rừng này do những tay săn bắt (“sát thủ” rừng xanh) âm thầm, lén lút vào rừng đặt bẫy.

Một cán bộ kiểm lâm cho biết: “Sau thời gian dài cuộc sống xã hội ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người dân được đi lại để phục hồi phát triển sản xuất. Khi dịch Covid-19 tạm ổn, cuộc sống bình thường trở lại thì các đối tượng lén lún vào rừng để hoạt động săn bắt thú rừng trở nên phức tạp”.

Loại bẫy dây cáp rất chắc chắn của đối tượng săn bắt dùng bẫy thú rừng  lớn như heo, bò rừng...
Loại bẫy dây cáp rất chắc chắn của đối tượng săn bắt dùng bẫy thú rừng  lớn như heo, bò rừng...

Trước tình trạng đó, để kịp thời ngăn chặn các “sát thủ” rừng xanh lén lún vào rừng để cái đặt bẫy thú, lực lượng Hạt kiểm lâm huyện Vĩnh Cửu (thuộc Chi cục kiểm lâm Đồng Nai) và Hạt kiểm lâm (thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh Đồng Nai) đã nhanh chóng phối hợp cùng nhau lên kế hoạch trinh sát bảo vệ rừng. Qua đó, kịp thời phát hiện những đối tượng đang ngày đêm tìm mọi cách vào đặt bẫy thú.

Hai đơn vị lực lượng hạt kiểm lâm trên (gồm 6 cán bộ bảo vệ rừng) phối hợp chia thành hai nhóm đi tuần tra rừng trong suốt 3 ngày đêm. Lực lượng hạt kiểm lâm phải lần theo từng dấu vết mới để lại xung quanh khu vực rừng, nơi nghi vấn những đối tượng xấu đến hoạt động.

Căn chòi cạnh khu rừng của đối tượng đã cất giữ số lượng lớn bẫy thú.
Căn chòi cạnh khu rừng của đối tượng đã cất giữ số lượng lớn bẫy thú.

Mùa khô, giữa rừng âm u, hoang vắng, lực lượng kiểm lâm không ngại khó khăn. Thậm chí, họ còn đối diện với những nguy cơ xâm hại từ đối tượng xấu trong rừng. Từ việc lần theo dấu vết của đối tượng xấu, lực lượng chức năng khoanh vùng, bí mật theo dõi đối tượng cũng như những hoạt động săn bắt trái phép có thể xảy ra.

Vừa qua, ngày 18/2 tại khu vực lâm phận khoảnh 1, tiểu khu 132 (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu do Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai quản lý), trong quá theo dõi truy vết, lực lượng chức năng đã phát hiện ra một căn chòi nằm ven rừng tự nhiên (thuộc khu vực diện tích đất được Nhà nước giao khoán cho dân trồng và bảo vệ rừng phòng hộ). Căn chòi này nằm trong khu vực heo hút, biệt lập, cách xa khu vực dân cư khoảng 15km.

Lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm bẫy thú các loại.
Lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm bẫy thú các loại.

Tiến hành kiểm tra trong căn chòi, lượng chức năng phát hiện 6 cá thể sóc bông còn sống (trọng lượng khoảng 2kg), rùa mu vàng còn sống, bộ phận cơ thể (sừng) bò tót rừng (loại có tên trong sách Đỏ). Ngoài việc phát hiện ra sản phẩm thú rừng tại chòi rẫy, lực lượng chức năng còn phát hiện 408 bẫy thú. Trong đó có 14 bẫy hom, 38 bẫy cáp treo, 6 bẫy thỏ, 14 bẫy cáp nhỏ, 28 sợi cáp rời, 6 bẫy lò xo… Tổng khối lượng bẫy thú rừng lên đến 28kg.

Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, đối tượng lưu trú trong chòi này khai nhận tên Vũ Văn D (SN 1983, cư ngụ tại tổ 18 ấp 3 xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Bước đầu, D khai nhận toàn bộ những sản phẩm thú rừng sống, sừng bò tót, 28 kg bẫy thú rừng đều do mình sở hữu. Tuy nhiên, với hai chiếc sừng bò tót, Vũ Văn D cho rằng đã… nhặt được trong rừng và mang về (?).

Vũ Văn D bị phát hiện cất giữ số lượng lớn bẫy thú và sừng bò tót.
Vũ Văn D bị phát hiện cất giữ số lượng lớn bẫy thú và sừng bò tót.

Giữ rừng, không quản ngại gian nan!

Vấn đề đặt ra, với số lượng rất lớn bẫy thú rừng được D cất giữ trong nhà  khi kẻ xấu tung vào rừng thì có thể hàng nghìn thú rừng sẽ bị mắc bẫy và bị giết chỉ trong một thời gian ngắn. Nguồn động vật tự nhiên, môi sinh trong rừng sẽ bị tàn sát thảm hại biết bao nhiêu? Đồng thời, với số lượng khủng các bẫy rừng đó, đã và đang kéo theo bao nhiêu đối tượng cùng tham gia tàn sát thú rừng?

Mu của loại rùa quý hiếm bị sát hại đã được lực lượng kiểm lâm phát hiện
Mu của loại rùa quý hiếm bị sát hại đã được lực lượng kiểm lâm phát hiện

Mặc dù khi kiểm tra, trong căn chòi chỉ một mình đối tượng D đang lưu trú. Nhưng lực lượng chức năng đặt nghi vấn, không những đối tượng D mà còn có thể nhiều đối tượng khác nữa đang ngày đêm lén lút cùng tham gia sử dụng những cái bẫy được sản xuất ở những nơi bí mật rồi vận chuyển vào rừng để sử dụng. “Nếu chúng tôi không kiên trì, không dám hy sinh, ngại khó thì làm sao ngăn chặn nổi đối tượng xấu ngày đêm lén lút phá hoại tài nguyên thiên nhiên rừng! Với số lượng bẫy rừng khổng lồ nói trên nếu được tung vào rừng thì lần lượt số lượng thú rừng bị sát hại sẽ không kể hết!”, một cán bộ kiểm lâm nhận định.

Khi hỏi về tình huống bắt gặp đối tượng săn bắt chống đối quyết liệt thì lực lượng kiểm lâm xử lý như thế nào? Một cán bộ kiểm lâm chia sẻ: “Nhiệm vụ của chúng tôi phải thực hiện hoàn thành, canh gác, theo dõi, khoanh vùng địa bàn, đối tượng, phát hiện… để kịp thời ngăn chặn và xử lý đối tượng xấu. Công việc chúng tôi rất nhạy cảm, dễ đụng chạm. Còn chuyện không may thì cũng khó lường trước?”.

Lượng chức năng làm nhiệm vụ.
Lượng chức năng làm nhiệm vụ.

Chiều ngày 24/2/2022, ông Lê Viết Dũng - Phó trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cho biết: “Vụ việc trên là kết quả bước đầu phản ánh tích cực lực lượng tuần tra kiểm soát, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời đối tượng xấu trong việc săn bắt thú rừng trái phép. Đồng thời, thể hiện tổ chức nắm bắt và bí mật tiếp cận, quyết tâm triệt phá, tìm ra được đối tượng xấu đang sản xuất sử dụng khối lượng lớn bẫy bắt thú, trong đó có cả nhiều dụng cụ bẫy gây nguy hại lớn cho công tác bảo tồn thiên nhiên tài nguyên rừng”.

Cũng theo ông Dũng, hiện tại cơ quan chức năng đang tiếp nhận sự việc và tiếp tục điều tra vụ việc trên. Cơ quan chức năng đang phải tiến hành trưng cầu giám định các vật chứng phát hiện nói trên để tiếp tục điều tra xử lý dứt điểm vụ việc.